Kim ngạch xuất khẩu thủy sản vẫn tăng do sự chủ động chuyển dịch cơ cấu

Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19, tuy nhiên bằng sự chủ động chuyển dịch cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu tiếp tục được các doanh nghiệp thực hiện trong đầu năm 2021 nên kim ngạch xuất khẩu thủy sản vẫn tăng so với cùng kỳ năm 2020.
Xuất khẩu thủy sản “vượt khó” Xuất khẩu thủy sản Việt Nam ''tắc'' vì Trung Quốc siết nhập khẩu Xuất khẩu thủy sản vẫn chưa thể thoát khủng hoảng suy giảm

Hiện nay dịch Covid - 19 trên thế giới vẫn đang có diễn biến phức tạp với những biến chủng mới. Tuy nhiên những thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc, EU, Australia... đang tăng tốc đẩy cao hơn nữa tỷ lệ tiêm vắc xin để kiểm soát tốt dịch Covid –19. Đây là những thị trường tiềm năng và có khả năng dần thay đổi cơ cấu sản phẩm thủy sản nhập khẩu cho phù hợp với tình hình trạng mở cửa bình thường trở lại.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản vẫn tăng do sự chủ động chuyển dịch cơ cấu
Trong đó xuất khẩu thủy sản tới hầu hết các thị trường lớn đều đạt kết quả tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm 2020, chỉ riêng xuất khẩu thủy sản tới thị trường Trung Quốc giảm.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2021, dặc dù dịch Covid - 19 đã gây ra những ảnh hưởng nhất định ở Việt Nam, xuất khẩu thủy sản của cả nước 7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,16 triệu tấn, trị giá 4,977 tỷ USD, tăng 10,9% về lượng và tăng 13,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Mặt hàng tôm

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản vẫn tăng do sự chủ động chuyển dịch cơ cấu
Tôm là mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Đây là mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chiếm 41,79% tổng trị giá xuất khẩu thủy sản cả nước trong nửa đầu năm 2021. Những sản phẩm tôm thẻ chân trắng, tôm sú cỡ trung bình đông lạnh được đẩy mạnh xuất khẩu do nhu cầu những mặt hàng này trong bối cảnh chống dịch Covid-19 trên thế giới tăng cao. Các doanh nghiệp cũng đã chủ động thay đổi cơ cấu sản phẩm tôm cho phù hợp từng thị trường xuất khẩu.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu tôm tháng 7/2021 chiếm 26,72% về lượng và chiếm 51,21% về trị giá xuất khẩu thủy sản, đạt 46,5 nghìn tấn với trị giá 437,26 triệu USD, tăng 11% về lượng và tăng 13,5% về trị giá so với tháng 7/2020. Các thị trường đang được đẩy mạnh xuất khẩu tôm là Mỹ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Mặt hàng cá tra

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản vẫn tăng do sự chủ động chuyển dịch cơ cấu
Tính chung 7 tháng đầu năm 2021 cá tra của Việt Nam được xuất khẩu tới 96 thị trường và hai khu vực thị trường ASEAN & EU.

Cá tra là sản phẩm thủy sản rất phù hợp với nhu cầu tiêu dùng trong bối cảnh chống dịch Covid - 19 do là hàng đông lạnh dễ bảo quản, dễ chế biến và tiện dụng ở nhà, đặc biệt là có mức giá rất cạnh tranh so với các sản phẩm cá thịt trắng khác trên thị trường thế giới.

Các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam cũng đã chuyển dịch thị trường cung ứng trong giai đoạn những tháng đầu năm 2021 là đẩy mạnh xuất khẩu cá tra tới các thị trường lớn và truyền thống như Mỹ, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nga... hơn là xuất khẩu tới những thị trường “khó tính” như EU...

Tính chung 7 tháng đầu năm 2021 cá tra của Việt Nam được xuất khẩu tới 96 thị trường và hai khu vực thị trường ASEAN & EU với 447,16 nghìn tấn, trị giá 909,4 triệu USD, tăng 10,7% về lượng và tăng 15,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Ngoài ra xuất khẩu các sản phẩm thủy sản khác như cá ngừ, chả cá, cá khô và nghêu cũng được đẩy mạnh xuất khẩu trong giai đoạn 7 tháng đầu năm 2021 do nhu cầu thế giới tăng cao.

Quang Nhật
Phiên bản di động