Huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc): "4 tại chỗ" trong phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Chiều 9/5, UBND huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) tổ chức hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn 2022 và triển khai công tác năm 2023.
Huyện Yên Lạc: Xã Trung Kiên – Điểm sáng xây dựng nông thôn mới nâng cao Vĩnh Phúc: Ra quân xử lý vi phạm về đất đai trên địa bàn huyện Yên Lạc Vĩnh Phúc: Huyện Yên Lạc ban hành đề án ngăn chặn, chống lấn chiếm đất đai

Ông Trần Gia Khánh - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Yên Lạc báo cáo phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Năm 2022, trên Biển đông xuất hiện 8 cơn bão, huyện Yên Lạc chịu ảnh hưởng của cơn bão số 2, 3 trong tháng 8 và đợt mưa lớn tháng 5, làm ngập úng và thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

Huyện Yên Lạc: Thực hiện phương châm "4 tại chỗ" phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
Ông Nguyễn Xuân Thông - Chủ tịch UBND huyện Yên Lạc chủ trì hội nghị.

Cơn bão số 2, 3 trong tháng 8/2022 và đợt mưa lớn tháng 5 đã ảnh hưởng làm ngập úng, thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp với diện tích cây trồng bị ảnh hưởng khoảng 2.000ha, diện tích nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng 900 ha. Trên địa bàn huyện Yên Lạc không có thiệt hại về nhà cửa, đường giao thông và người.

UBND huyện, Ban chỉ huy PCTT&TKCN huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn thực hiện kiểm tra, thống kê thiệt hại, động viên, hướng dẫn nông dân thu dọn đồng ruộng, khắc phục hậu quả và khôi phục sản xuất.

Công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ: Xảy ra 4 vụ cháy tại các xã, thị trấn như sau: Yên Đồng 1 vụ, Tam Hồng 1 vụ, Tề Lỗ 1 vụ, thị trấn Yên Lạc 1 vụ, gây thiệt hại tài sản khoảng 100 triệu đồng, nguyên nhân chủ yếu do chập điện, không gây thiệt hại về người.

UBND huyện Yên Lạc, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện chỉ đạo Công an huyện phối hợp Đội Cảnh sát PCCC số 3 Vĩnh Tường - Yên Lạc, UBND xã, thị trấn huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ xử lý dập tắt đám cháy và hỗ trợ người dân khôi phục ổn định đời sống và sản xuất kinh doanh.

undefined
Ông Trần Gia Khánh - Trưởng phòng NN&PTNT huyện phát biểu tại chương trình.
Năm 2023, theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, số lượng bão, ATNĐ hoạt động trên biển Đông và ảnh hưởng đến đất liền nước ta có khả năng ở mức trung bình nhiều năm (11 - 13 cơn bão trên biển Đông và 5 - 7 cơn ảnh hưởng đến đất liền) bão hoạt động nhiều hơn từ tháng 8 - 10/2023 giảm dần từ đầu tháng 11/2023.

Về mưa lũ, ngập lụt, đỉnh lũ các sông ở Bắc Bộ ở mức Báo động 1 - 2 trong đó có sông Hồng và tập trung trong các tháng 7 - 9.

Huyện Yên Lạc: Thực hiện phương châm "4 tại chỗ" phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
Toàn cảnh hội nghị.

Để đảm bảo công tác PCTT&TKCN các tháng còn lại từ nay đến cuối năm 2023. UBND huyện yêu cầu các thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống thiện tại, tìm kiếm cứu nạn và đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, đê điều năm 2023 và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh.

Huyện Yên Lạc: Thực hiện phương châm "4 tại chỗ" phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Các đơn vị chuẩn bị thực hiện tốt công tác diễn tập ứng phó sự cố bão, lụt và tìm kiếm cứu nạn năm 2023 trên địa bàn huyện.

Đồng thời tăng cường kiểm tra, đôn đốc, thực hiện ở cơ sở; có biện pháp xử lý kịp thời khi có tình huống thiên tai xảy ra và yêu cầu các xã, thị trấn khắc phục, b sung những tồn tại, hạn chế trong công tác PCTT&TKCN trên địa bàn.

Các đơn vị tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân thông qua treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền trên các trục đường giao thông; hệ thống đài truyền thanh của huyện, xã,...; hệ thống internet, cổng thông tin điện tử của huyện trong công tác ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và cập nhật diễn biến mới nhất về thời tiết có thể ảnh hưởng đến địa bàn huyện. Kịp thời thông tin, cảnh báo các diễn biến bất thường của thời tiết để nhân dân biết và có biện pháp phòng, tránh.

Tại hội nghị ông Nguyễn Xuân Thông - Chủ tịch UBND huyện Yên Lạc yêu cầu các xã phường chủ động xây dựng triển khai phương án về phòng, chống thiên tai trên địa bàn quản lý: Phương án sơ tán người và di chuyển gia súc tài liệu, tài sản lên vị trí an toàn khi úng ngập, bão lốc xẩy ra; phương án khôi phục sản xuất nông nghiệp sau ngập úng lão lốc; phương án phòng chống cháy nổ....

Các xã thực hiện PCTT&TKCN theo phương châm "4 tại chỗ", gắn xây dựng cộng đồng an toàn thực hiện tiêu chí an toàn PCTT trong xây dựng nông thôn mới, có sự phối hợp, thống nhất giữa các lực lượng tham gia, các ngành, cơ sở theo phương châm "4 tại chỗ" (chỉ huy tại chỗ, vật tư, phương tiên tại chỗ, hậu cần tại chỗ) và phương châm "chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả".

Không chủ quan, lơ là, xem nhẹ công tác phòng chống thiên tai, mỗi xã, thị trấn đã thành lập 1 Đội xung kích gồm 110 người có sức khỏe, nhiệt tình, trách nhiệm, biết bơi lội, bơi thuyền tham gia làm nhiệm vụ PCTT&TKCN, lập các Đội giao thông hỏa tốc 3 - 4 người, có nhiệm vụ đảm bảo thông tin liên lạc các thôn, xóm trong các tình huống thiên tai xảy ra, thành lập đội gác điểm canh đê tại xã có đê,.... chuẩn bị đầy đủ vật tư như bao tải, cuốc, dao nhựa, xà beng... theo quy định.

Lê Sơn
Phiên bản di động