Huyện Thanh Trì: Hoàn thành nhân rộng mô hình điểm chữa cháy công cộng trong tháng 6
Huyện Thanh Trì làm tốt công tác quản lý và tổ chức lễ hội Đồng chí Tạ Thu Sa giữ chức Bí thư huyện đoàn Thanh Trì Hai trung tâm đăng kiểm tại huyện Thanh Trì bắt đầu hoạt động trở lại |
Ngày 17/3, UBND huyện Thanh Trì (TP Hà Nội) triển khai Kế hoạch số 100/KH-UBND, ngày 27/2/2023, của UBND huyện về việc “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và xây dựng mô hình phong trào toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn huyện”.
Theo Công an huyện Thanh Trì, kế hoạch nhằm tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức, kỹ năng về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân, người lao động; vận động mỗi hộ gia đình phải có ít nhất 1 người tham gia lớp tuyên truyền, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.
100% hộ gia đình trang bị ít nhất một bình chữa cháy và dụng cụ, phương tiện phục vụ phá dỡ, thoát nạn; Xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả các mô hình an toàn về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ đáp ứng theo phương châm 4 tại chỗ “Lực lượng ở trong dân – Phương tiện ở trong dân – Hậu cần ở trong dân – Chỉ huy ở trong dân”; vận động ít nhất 2% hộ gia đình có cá nhân tình nguyện tham gia hoạt động PCCC và CNCH.
Công an huyện Thanh Trì hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy |
Kế hoạch cũng đề ra lộ trình cụ thể như sau: Trước ngày 27/3/2023, hoàn thành công tác điều tra cơ bản, lập danh sách các mô hình và các địa bàn triển khai thực hiện gồm: Mô hình Tổ liên gia an toàn phòng cháy chữa cháy; Mô hình Điểm chữa cháy công cộng; Mô hình Khu dân cư, tập thể an toàn phòng cháy chữa cháy; Mô hình Cụm liên kết Làng nghề an toàn; Mô hình Cụm liên kết an toàn trong Cụm Công nghiệp.
Trước ngày 27/4/2023, tổ chức tuyên truyền, tập huấn nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, vận động 100% hộ gia đình tự trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.
Trước ngày 17/6/2023, có 100% hộ gia đình sản xuất kinh doanh có ít nhất 1 người tham gia lớp tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức, kỹ năng về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; tuyên truyền, vận động 100% hộ gia đình trang bị các phương tiện chữa cháy, cứu nạn cứu hộ. Hoàn thành việc triển khai thực hiện nhân rộng Mô hình “Tổ liên gia an toàn phòng cháy chữa cháy” và “Điểm chữa cháy công cộng” trên toàn địa bàn quản lý.
Trước ngày 12/12/2023, lựa chọn, triển khai các mô hình còn lại gồm: Mô hình Khu dân cư, tập thể an toàn phòng cháy chữa cháy; Mô hình Cụm liên kết Làng nghề an toàn; Mô hình Cụm liên kết an toàn trong Cụm Công nghiệp phù hợp với đặc điểm, tính chất nguy hiểm cháy nổ trên địa bàn.
Phấn đấu đến năm 2024, có 50% hộ gia đình riêng lẻ trên địa bàn huyện ít nhất 1 người tham gia lớp tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức, kỹ năng về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Năm 2025 có 100% hộ gia đình riêng lẻ trên địa bàn huyện có ít nhất 1 người tham gia lớp tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức, kỹ năng về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.
Ông Nguyễn Huy Toàn, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì phát biểu chỉ đạo tại hội nghị |
Tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Huy Toàn yêu cầu các đơn vị tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp tại các chỉ đạo của Trung ương, Thành phố trong công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng trong việc thực hiện nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, Công an huyện, 16 xã, thị trấn được yêu cầu nghiêm túc thực hiện kế hoạch; phải huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và người dân cùng chung tay vào cuộc trong công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải phát huy được vai trò, trách nhiệm, tâm huyết, nhiệt tình tham gia công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Việc lựa chọn, xây dựng các mô hình an toàn về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ phải phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm; phải phát huy thực sự có hiệu quả phương châm 4 tại chỗ khi có cháy nổ xảy ra.
Phó chủ tịch UBND huyện Thanh Trì cũng yêu cầu các đơn vị tích cực huy động và sử dụng các nguồn lực xã hội hóa từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân để đầu tư, trang bị phương tiện trọng việc xây dựng các mô hình trên địa bàn. Tiếp tục đổi mới về nội dung, hình thức công tác tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ vừa có chiều rộng, vừa chuyên sâu, dễ hiểu, dễ tiếp thu, bằng các giải pháp cụ thể.
Ngoài ra, huyện siết chặt kỷ cương, kỷ luật; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; tăng cường công tác hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy; kịp thời phát hiện những tồn tại, thiếu sót để kiến nghị khắc phục, kiên quyết xử lý đối với các trường hợp vi phạm; Tiếp tục nâng cao năng lực, hiệu quả, tính chuyên nghiệp trong công tác chữa cháy, cứu nạn cứu hộ, phát hiện kịp thời, hạn chế thấp nhất thiệt hại do hỏa hoạn gây ra.