Hội thảo: Người Bahnar trước thời Pháp
![]() |
Thông tin đã được Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội - L'Espace (trang chủ facebook) đăng tải từ ngày 17/7 và nhận được những phản hồi “quan tâm”, “sẽ tham gia” rất tích cực. |
Đến với hội thảo có sự tham gia, góp mặt của 2 diễn giả: Giáo sư, Tiến sĩ Andrew Hardy (Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp – EFEO) và Nhà sử học Nguyễn Đặng Anh Minh cùng đông đảo khán giả.
![]() |
Hai diễn giả có mặt từ sớm để chuẩn bị cho buổi hội thảo |
Trong buổi hội thảo, Nhà sử học Nguyễn Đặng Anh Minh đã chia sẻ về hai nội dung chính là việc giới thiệu một số đặc điểm, tính chất giai đoạn lịch sử của người Bahnar trước thời Pháp. Cùng với đó, những đặc điểm, tính chất ấy đã ảnh hưởng như thế nào đến quyết định của người Bahnar trong giai đoạn lịch sử trước khi họ gặp người Pháp.
![]() |
Buổi hội thảo thu hút rất đông người muốn tìm hiểu về lịch sử dân tộc Bahnar vùng Tây Nguyên |
Vào năm 1850, những thừa sai người Pháp đầu tiên đã đến Tây Nguyên. Từ đó, cùng với việc cải đạo, lịch sử của người Bahnar đã biến đổi. Trình bày về giai đoạn trước khi người Pháp đến, một trong những giai đoạn nhiều biến động nhất trong lịch sử Bahnar được ghi dấu bởi các cuộc xung đột với người Jrai, các cuộc di cư đến những vùng đất mới và mối quan hệ với triều Nguyễn.
Sau những nỗ lực bất thành, nhà truyền giáo hải ngoại đã thành công trong việc tìm ra một con đường an toàn để đặt chân lên những vùng đất của người Bahnar. Nối tiếp họ, muộn hơn một chút, vào cuối thể kỷ XIX đầu thế kỷ XX, để phục vụ cho việc bành trướng lãnh thổ và khu vực ảnh hưởng của chính quyền thực địa Pháp, nhiều nhà thám hiểu của người Pháp như Alexandre Yersin, Henri Maitre,... đã tới nơi này để tìm hiểu về “vùng đất chưa được biết đến” ở Đông Dương.
![]() |
Nhà sử học Nguyễn Đặng Anh Minh chia sẻ về công trình nghiên cứu của mình |
Người Bahnar trước thời Pháp là một phần trong công trình nghiên cứu bảo vệ luận án tiến sĩ của Nguyễn Đặng Đăng Minh. Nói về quãng thời gian 11 năm vất vả tìm hiểu về các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Nhà sử học xúc động chia sẻ: “Mong muốn qua buổi hội thảo ngày hôm nay có thể đem những hiểu biết nhất định về người ‘thượng’ đến với người Kinh. Đồng thời, Nhà sử học cũng lý giải về việc người Bahnar cải đạo và cho thấy những dân tộc thiểu số, ngay cả những dân tộc không có chữ viết cũng sở hữu một lịch sử riêng”.