Thất nghiệp có đáng sợ với giới trẻ?
Chat GPT thành “thầy bói mới” của giới trẻ |
Thất nghiệp không đáng sợ
Đầu tháng 4 vừa qua, Nguyễn Hoàng Thu Thảo (26 tuổi) xin từ chức ở một ngân hàng lớn tại Việt Nam, sau đó đi trekking và học lái ôtô. Nhiều người lao động cho rằng thất nghiệp luôn đi kèm với nỗi lo nhưng với Thu Thảo, đây lại là cơ hội để đổi mới bản thân theo hướng tích cực.
Khi nghỉ việc tại ngân hàng, cô gái trẻ cũng biết vị trí này là ước mơ với nhiều bạn trẻ vì mức lương và đãi ngộ khá tốt. Tuy nhiên, việc quay cuồng với công việc ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ tâm thần và thể chất của cô. Vì thế, Thu Thảo quyết định “dứt áo ra đi” và lên kế hoạch học cao học ở nước ngoài.
![]() |
Nhiều người lao động cho rằng thất nghiệp luôn đi kèm với nỗi lo nhưng với Thu Thảo, đây lại là cơ hội để đổi mới bản thân theo hướng tích cực |
Trong thời gian ở nhà làm hồ sơ du học, cô gái 26 tuổi tranh thủ đi du lịch nước ngoài, thử sức với bộ môn trekking và học lái ôtô.
“Trước đó, do áp lực từ deadline và trách nhiệm quá lớn, tôi không có khoảng nghỉ nào cho bản thân. Giờ thì tôi thả lỏng hơn, có cơ hội ngắm thế giới xung quanh, trải nghiệm những thứ mình nghĩ sẽ không bao giờ được thử”, Thu Thảo chia sẻ.
Nhờ có khoản dành dụm kha khá cộng với sự hỗ trợ tài chính từ gia đình nên au khi nghỉ việc, Thu Thảo không quá căng thẳng về tiền bạc. Giữ tinh thần tích cực về chuyện nghỉ việc nhưng Thu Thảo cũng phải thừa nhận rằng nếu không chi tiêu hợp lý và có kế hoạch dự trù, bản thân sẽ rất dễ bị chao đảo trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động.
“Từ lúc nghỉ công ty cũ, mình cũng tiêu xài cẩn thận hơn, chỉ mua những món đồ có giá trị sử dụng lâu dài và hạn chế các thú vui như đi bar, club. Hiện mình đã hoàn tất thủ tục để năm sau sang Trung Quốc học thạc sĩ. Đây cũng là định hướng mình muốn thực hiện từ lâu”, Thu Thảo nói.
Tương tự, sau 1 năm nghỉ việc ở công ty cũ, Hạnh Phạm (28 tuổi, sống tại quận Đống Đa, Hà Nội) khiến bạn bè ngạc nhiên khi gặp lại. Không còn vẻ mệt mỏi trên gương mặt như trước đây, ai cũng nhận xét cô năng động và có sức sống hơn hẳn.
Ngay từ khi nộp đơn từ chức, cô đã đề ra một danh sách dài những việc muốn làm, trong đó bao gồm: Ngủ thật nhiều, đi du lịch, tập gym, học IELTS, thực hiện các dự án cá nhân còn dang dở.
![]() |
Sau 1 năm nghỉ việc, ai cũng nhận xét Hạnh năng động và có sức sống hơn |
“Nghỉ việc công sở không có nghĩa là mình nghỉ làm việc. Mình có nhiều thứ để làm như sáng tạo nội dung, viết sách và nhận vài công việc tự do. Quan trọng nhất là khởi động dự án kinh doanh mà mình đã ấp ủ bấy lâu”, Hạnh cho biết.
Không còn phải dậy sớm đi làm và là một trong những người cuối cùng rời khỏi công ty, cô gái trẻ loại bỏ lịch trình cố định ra khỏi cuộc sống của mình. Nói về xu hướng “thất nghiệp vui vẻ”, Hạnh cho rằng đây là cơ hội để cải thiện lối sống, ngẫm lại bản thân, tìm ra hướng đi phù hợp trong tương lai.
“Thực tế, khi bước ra khỏi công ty mình đã hoàn thành hết "wishlist" (những điều muốn làm). Lúc đó, mình biết đã đến lúc phải rời đi và mở ra một cánh cửa mới”, Hạnh chia sẻ.
Trào lưu trở lại
Nghỉ làm đã được 6 tháng, Nguyễn Toản (28 tuổi, sống tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) vẫn chưa có ý định quay lại với công việc văn phòng.
Trước khi đi đến quyết định từ chức, Toản đã chuẩn bị một kế hoạch tài chính kỹ lưỡng để bản thân không áp lực trong những tháng đầu tiên, đồng thời hỏi han các quy cách để nhận bảo hiểm thất nghiệp.
“Mình để dành nhiều hơn trong 6 tháng trước khi nghỉ việc, đó là khoảng tiền để mình "mua" sự thoải mái về tâm lý. Sau đó 3 tháng, mình đi học thêm các chứng chỉ dạy tiếng Anh, học massage để có các công việc tay trái", Toản chia sẻ.
Các công việc phụ đem lại cho Toản thu nhập mỗi tháng, không nhiều như trước kia những vẫn đủ để anh tận hưởng cuộc sống.
![]() |
Nghỉ làm đã được 6 tháng, Nguyễn Toản vẫn chưa có ý định quay lại với công việc văn phòng |
“Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm, khi số tiền kiếm được mỗi tháng ít đi, mình tiêu xài tiết kiệm hơn trước nhưng về tinh thần lúc nào cũng thoải mái, ăn ngon, ngủ ngon", Toản vui vẻ nói.
Thuật ngữ "thất nghiệp vui vẻ" xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc đại suy thoái 2007-2009, giai đoạn có khoảng 8,8 triệu người Mỹ mất việc.
Đến đầu năm nay, trào lưu trở lại một cách mới mẻ trên các mạng xã hội. Hashtag #funemployment thu hút tới 20 triệu lượt xem trong 4 tháng qua trên TikTok và có hơn 200.000 bài đăng trên Instagram.
Chuyên gia nghiên cứu các vấn đề về tâm lý và kinh tế Phạm Thảo Nguyên (Trung tâm tư vấn tâm lý và các vấn đề đầu tư) cho biết các công việc tự do ngày càng phổ biến trong xã hội dẫn tới "thất nghiệp vui vẻ" nghe có vẻ hoàn hảo đối với một số người.
Theo chuyên gia, mặc dù Gen Z không chủ động thúc đẩy tình trạng thất nghiệp, nhưng quan điểm của họ về vấn đề này đã thay đổi khác xa so với các thế hệ trước.
"Gen Z không sợ hãi, không quay cuồng, cũng không rối trí khi thất nghiệp. Thất nghiệp với họ chỉ đơn giản là thất nghiệp. Họ sẽ tận hưởng nó cho đến khi có công việc mới. Thái độ này bắt nguồn từ việc nhiều người thuộc Gen Z có cái nhìn ngắn hạn hơn về tương lai và không còn quá phụ thuộc vào chủ lao động. Họ đang không tin rằng mình sẽ làm việc ở một công ty đến hết đời",