Hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại vẫn phức tạp, nhiều thủ đoạn tinh vi

Theo đánh giá của Tổng cục Hải quan, tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới vẫn diễn biến phức tạp khi xuất hiện phương thức, thủ đoạn mới, tinh vi, khó lường...
Nguồn cung khan hiếm, lại "nóng" nạn buôn lậu xăng dầu Thành lập Tổ công tác giám sát lực lượng chức năng chống buôn lậu qua cảng hàng không

Theo Tổng cục Hải quan, bên cạnh phương thức, thủ đoạn mà các đối tượng buôn lậu thường sử dụng như khai sai tên hàng, chủng loại, số lượng, xuất xứ, trị giá hàng hóa ...thì xuất hiện phương thức, thủ đoạn mới, tinh vi, khó lường nhằm qua mắt, trốn tránh sự kiểm soát của các cơ quan chức năng trong và ngoài nước như không khai báo, khai không đúng với thực tế hàng hóa; che giấu nguồn gốc, tuyến đường của lô hàng; hàng hoá vi phạm được cất giấu tinh vi, giấu lẫn trong hàng hóa không vi phạm, đánh tráo, rút ruột, thẩm lậu đối với hàng hóa quá cảnh; mua bán, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới thông qua sàn giao dịch điện tử và vận chuyển về Việt Nam qua đường chuyển phát nhanh...

Trước tình hình trên, Tổng cục Hải quan đã tham mưu cho các cấp có thẩm quyền đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại. Trong đó, đặc biệt là chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua cảng hàng không quốc tế.

Kết quả bắt giữ và xử lý vi phạm, từ 16/1 - 15/0/2023, toàn ngành Hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 713 vụ việc vi phạm pháp luật hải quan vói trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 269 tỷ đồng. Cơ quan Hải quan đã khởi tố 1 vụ và chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 9 vụ, số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước là 13 tỷ đồng.

Hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại vẫn phức tạp, nhiều thủ đoạn tinh vi
Lực lượng chức năng kiểm đếm số lượng ngà voi nhập khẩu trái phép.

Tính lũy kế từ đầu năm đến 15/2/2023, toàn ngành Hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 1.259 vụ việc vi phạm pháp luật hải quan, với trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 465 tỷ đồng. Cơ quan Hải quan đã khởi tố 3 vụ và chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 12 vụ, số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước là 27,5 tỷ đồng.

Nêu một số vụ việc điển hình, Tổng cục Hải quan cho biết, cuối tháng 1/2023,trong quá trình kiểm soát tại địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu của Công ty Cổ phần Vận tải thương mại Bảo Nguyên, tổ kiểm soát Hải quan thuộc Chi cục Hải quan Tân Thanh (Cục Hải quan Lạng Sơn) đã phát hiện xe ô tô đầu kéo biển kiểm soát 78C-040.59 kéo sơ mi rơ mooc do điều khiển có dấu hiệu vận chuyển hàng cấm.

Chi cục Hải quan Tân Thanh đã chủ trì, phối hợp với Trạm Kiểm soát Biên phòng Tân Thanh tiến hành khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính. Kết quả phát hiện trong hầm cốp sơ mi rơ mooc cất giấu tang vật vi phạm gồm 228 khối hình hộp mỗi khối hộp có 36 ống hình trụ liên kết với nhau, trên vỏ hộp ghi chữ Trung Quốc được xác định là pháo nổ, tổng trọng lượng 342kg.

Cũng trong tháng 1/2023, các lực lượng chức năng thuộc Ban Chỉ đạo 389 TP Hải Phòng đã phối hợp bắt giữ gần 500kg ngà voi nhập khẩu trái phép từ Châu Phi.

Cụ thể, tại khu vực cảng Lạch Huyện, các lực lượng gồm: Cục Hải quan Hải Phòng (đơn vị chủ trì), Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1, Bộ đội Biên phòng Hải Phòng, Công an Hải Phòng tiến hành kiểm tra một container nghi vấn. Lô hàng do Công ty Cổ phần Kỹ thuật công nghệ HMD (địa chỉ: xã Hòa Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội) đứng tên nhập khẩu.

Hàng hóa gồm 1 container vận chuyển trên tàu XIN WEN ZHOU 147E, nhập cảnh cảng Lạch Huyện ngày 22/1/2023.

Quá trình làm thủ tục hải quan doanh nghiệp khai báo hàng hóa gồm 1 mục là “sừng bò nuôi (COW HORNS)”, có tên khoa học bos taurus, không nằm trong danh mục cấm nhập khẩu (theo Công ước CITES), dùng sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ.

Hàng đã qua sơ chế làm sạch và sấy khô, mới 100%, xuất xứ Nigeria (Châu Phi). Tuy nhiên, kết quả kiểm tra lực lượng chức năng phát hiện gần 500kg ngà voi.

Hậu Lộc
Phiên bản di động