Hồ Hoàn Kiếm thơ mộng giữa thu Hà Nội

Với quần thể di tích lịch sử văn hóa đa dạng cùng không gian kiến trúc cảnh quan đẹp, hồ Hoàn Kiếm được coi là biểu tượng văn hiến của Thủ đô, một điểm đến luôn thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước.
Sắp diễn ra triển lãm “Hồ Gươm, giao lộ Đông - Tây” Nhà hát Hồ Gươm - Điểm hẹn văn hóa mang tầm vóc quốc tế Nhà hát Hồ Gươm - Điểm đến hấp dẫn của du khách khi tới Hà Nội

Hồ Hoàn Kiếm hay hồ Gươm là hồ nước ngọt rộng khoảng 12ha nằm giữa trung tâm thành phố Hà Nội. Đây không chỉ là nơi để mọi người thả hồn đi dạo, hóng mát mà còn gắn liền với người dân Thủ đô về nhiều phương diện lịch sử văn hóa cũng như đi vào trong thơ ca.

Cuối tuần dạo bước quanh Hồ Hoàn Kiếm
Trước đây, hồ còn có tên là hồ Lục Thủy do có làn nước màu xanh lục bốn mùa quanh năm hay một tên khác nữa là hồ Thủy Quân

Hồ là điểm giao giữa các khu phố cổ như: Hàng Đào, Lương Văn Can, Hàng Ngang... với các khu phố Tây được người Pháp quy hoạch từ cách đây hơn một thế kỷ như Tràng Thi, Tràng Tiền, Đinh Tiên Hoàng, Bà Triệu, Hàng Bài… Với vị trí đắc địa đó, hồ là nơi lý tưởng cho các hoạt động dạo phố, khám phá nét đẹp văn hóa và thiên nhiên của phố cổ Hà Nội.

Cuối tuần dạo bước quanh Hồ Hoàn Kiếm
Nơi đây từ lâu đã trở thành địa điểm tham quan tại Hà Nội được du khách trong và ngoài nước ưa chuộng

Tương truyền, vào đầu thế kỷ XV, trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh xâm lược, Lê Lợi tình cờ có được một thanh sắt sáng như lưỡi gươm có khắc chữ "Thuận Thiên" và một cái chuôi gươm nạm ngọc.

Khi đó, ông tin rằng đây là vật báu trời ban nên rèn thành một chiếc gươm hoàn chỉnh đi đánh giặc. Nhờ thanh gươm báu, ông cùng các nhân sĩ đánh tới đâu thắng tới đó, đánh đuổi được quân Minh ra khỏi bờ cõi nước nhà và được nhân dân suy tôn lên làm vua với hiệu là Lê Thái Tổ.

Đầu năm 1428, trong một lần du thuyền trên hồ Tả Vọng, đức vua chợt thấy Rùa Vàng nổi lên mặt hồ và thanh gươm bên người đột nhiên động đậy và phát sáng. Vua hiểu ý, hoàn trả gươm báu cho Rùa thần và kể từ đó tên gọi hồ Hoàn Kiếm được ra đời như một sự biết ơn đến những đấng tối cao ra tay giúp đỡ thần dân giữ yên bờ cõi.

Cuối tuần dạo bước quanh Hồ Hoàn Kiếm

Vào mỗi mùa trong năm, Hồ Hoàn Kiếm đều khoác lên mình tấm áo mới xinh đẹp. Tuy nhiên, đến tham quan hồ vào độ cuối thu là đẹp nhất. Lúc này, khí trời Hà Nội rất mát mẻ thích hợp cho việc dạo bộ và check-in.

Đến đây, bạn sẽ có cơ hội hít hà hương hoa sữa thơm nồng nàn nở rộ quanh hồ, ngắm lá vàng rơi lãng mạn khắp các con phố cổ, thưởng thức những món ngon Hà Nội trên những gánh hàng rong.

Tọa lạc trong lòng hồ là Tháp Rùa. Tháp được xây dựng vào năm 1884 - 1886 trên đảo Rùa có lối kiến trúc đặc biệt gồm có 3 tầng xây theo hình chữ nhật và nhỏ dần từ dưới lên. Mặt phía Nam và phía Bắc có 2 cửa cuốn nhọn ở đầu; Mặt phía Đông và phía Tây có tổng cộng 3 cửa cuốn. Trên tầng 1 và tầng 2 đều có lan can bao quanh với 4 đầu đao uốn cong dần lên đỉnh và trên đỉnh tháp có hình ngôi sao năm cánh - biểu tượng của đất nước Việt Nam.

Cuối tuần dạo bước quanh Hồ Hoàn Kiếm
Tháp Rùa

Nằm ở phía Đông Bắc của hồ Hoàn Kiếm, Đài Nghiên và Tháp Bút là hai công trình kiến trúc không thể tách rời được xây dựng vào năm 1865. Đây là biểu tượng cho truyền thống hiếu học của người Hà thành nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.

Đài Nghiên gồm 3 chân kê nghiên là hình tượng 3 con cóc tựa 3 chiếc chân kiềng, trên thân nghiên có khắc một bài Minh gồm 64 chữ Hán do cụ Nguyễn Văn Siêu soạn. Tháp Bút được thiết kế như hình một chiếc bút lông cao 9m với ngòi bút nhọn dựng thẳng lên trời.

Cây cầu Thê Húc sơn đỏ là cầu nối bắc ngang qua hồ Gươm dẫn vào đền Ngọc Sơn. Cầu được "Thần Siêu" Nguyễn Văn Siêu xây dựng vào năm 1865 với ý nghĩa "ngưng tụ hào quang". Lối kiến trúc uốn cong hệt con tôm và sơn màu đỏ rực rỡ góp phần tạo nên nét độc đáo và có phần cổ kính của cầu khiến ai ai cũng tấm tắc ngợi khen.

Cuối tuần dạo bước quanh Hồ Hoàn Kiếm
Cầu Thê Húc

Ngôi đền Ngọc Sơn được xây dựng vào thế kỉ thứ 19 là một ngôi đền linh thiêng của Thủ đô. Đền là một di tích lịch sử ngàn năm văn hiến và cũng là biểu tượng rõ nét của quan niệm “tam giáo đồng nguyên” của người Việt.

Cuối tuần dạo bước quanh Hồ Hoàn Kiếm

Xung quanh Hồ Hoàn Kiếm là hàng loạt dãy phố cổ Hà Nội như Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Đường…

Đến đây, bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu cuộc sống, nét văn hóa và ẩm thực truyền thống của Hà Nội. Tuy nét văn hóa cổ xưa không còn giữ nguyên vẹn nhưng bạn vẫn có thể bắt gặp những gánh hàng rong, những ngôi nhà cổ của những thập niên 70 - 80. Một Hà Nội xưa cũ sẽ được tái hiện một cách rõ nét.

Hoàng Duy
Phiên bản di động