Hiệp định hợp tác chống cướp biển và cướp có vũ trang
Khởi tố tên cướp nguy hiểm chuyên nhằm vào phụ nữ Khởi tố nhóm thiếu niên ở Ba Vì tội cướp tài sản Cướp đồng hồ hơn 17 tỷ đồng tại trung tâm Tokyo |
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Hiệp định hợp tác khu vực về chống cướp biển và cướp có vũ trang chống lại tàu, thuyền tại châu Á;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,
Vào ngày 17/1/2008 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định Số: 12/2008/QĐ-TTg Ban hành Quy chế phối hợp thực hiện Hiệp định hợp tác chống cướp biển và cướp có vũ trang chống lại tàu, thuyền tại châu Á và Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp thực hiện Hiệp định hợp tác chống cướp biển và cướp có vũ trang chống lại tàu, thuyền tại châu Á.
Ảnh minh họa |
QUY CHẾ
phối hợp thực hiện Hiệp định hợp tác chống cướp biển
và cướp có vũ trang chống lại tàu, thuyền tại châu Á
(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2008/QĐ-TTg ngày 17 tháng 01 năm 2008
của Thủ tướng Chính phủ)
Chương 1
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Quy chế này quy định việc phối hợp trong công tác quản lý nhà nước giữa Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi tắt là các Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và quy định công tác phối hợp hoạt động giữa các lực lượng trong triển khai, thực hiện Hiệp định hợp tác khu vực chống cướp biển và cướp có vũ trang chống lại tàu, thuyền tại châu Á (dưới đây gọi tắt là Hiệp định) ở bên ngoài lãnh hải của Việt Nam.
Điều 2. Các Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan mình có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan chuyên môn, các đơn vị, các tổ chức và cá nhân thuộc phạm vi quản lý của cơ quan mình tổ chức triển khai và phối hợp thực hiện Hiệp định.
Điều 3. Nội dung công tác phối hợp quản lý nhà nước và công tác phối hợp hoạt động của các lực lượng tham gia, thực hiện Hiệp định cụ thể như sau:
1. Trao đổi thông tin, tài liệu và xử lý tin báo liên quan đến Hiệp định.
2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các nội dung của Hiệp định và Quy chế này.
3. Nghiên cứu, xây dựng và ban hành các văn bản liên quan theo thẩm quyền.
4. Thực hiện dẫn độ và tương trợ tư pháp liên quan đến Hiệp định.
Điều 4. Nguyên tắc phối hợp giữa các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và giữa các lực lượng
1. Bộ Quốc phòng là cơ quan chủ trì, phối hợp với các Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện công tác quản lý nhà nước liên quan đến việc thực hiện Hiệp định.
2. Hoạt động phối hợp giữa các Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; giữa các lực lượng phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, của từng lực lượng và phù hợp với các quy định của Hiệp định.
3. Việc trao đổi thông tin phải bảo đảm đúng đối tượng và chế độ bảo mật theo quy định của Hiệp định.
4. Việc thực hiện hợp tác khu vực về chống cướp biển và cướp có vũ trang chống lại tàu, thuyền phải bảo đảm đúng các quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế liên quan và các điều khoản của Hiệp định.
Điều 5. Cơ quan thường trực
Cục Cảnh sát biển Việt Nam là cơ quan thường trực, đại diện của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia thực hiện Hiệp định, đồng thời là cơ quan đầu mối trong việc hợp tác với Trung tâm chia sẻ thông tin trong khuôn khổ Hiệp định có nhiệm vụ thu thập, phân tích và đánh giá thông tin do các bên ký kết chuyển tới kể cả các thông tin khác (nếu có) liên quan đến cướp biển và cướp có vũ trang chống lại tàu, thuyền; quản lý và duy trì việc lưu chuyển nhanh chóng các thông tin liên quan đến các vụ cướp biển và cướp có vũ trang chống lại tàu, thuyền giữa các bên ký kết; cung cấp các cảnh báo cho hoạt động vận tải biển, tàu đánh cá Việt Nam và các bên ký kết nếu có cơ sở pháp lý về các khu vực có nguy cơ xảy ra cướp biển, cướp có vũ trang chống lại tàu, thuyền tại châu Á.
Còn nữa...