Hàn Quốc: Người già vẫn đi làm sau khi nghỉ hưu
Hàn Quốc: Giới trẻ thích những công việc tự do Hàn Quốc triển khai chiến dịch truy quét người cư trú bất hợp pháp Hàn Quốc: Phố Itaewon nay ra sao sau thảm kịch giẫm đạp? |
Một người tìm việc xem bảng thông tin việc làm tại Trung tâm Dịch vụ Thông tin Việc làm Hàn Quốc ở Mapo-gu, Seoul (Ảnh: Yonhap) |
Số liệu thống kê của Bộ Hành chính và An ninh Hàn Quốc (MOIS) công bố ngày đàu năm nay cho thấy dân số của nước này tiếp tục ghi nhận xu hướng giảm trong năm thứ 3 liên tiếp với mức giảm ngày càng lớn, từ 21.000 người (năm 2020) đến 190.000 (năm 2021) và 200.000 (năm 2022).
Bên cạnh đó, số hộ gia đình 1 thành viên cũng chuẩn bị vượt ngưỡng 10 triệu.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này xuất phát từ xu hướng “lười” kết hôn và sinh con của giới trẻ Hàn Quốc cũng như vấn đề già hóa dân số đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn ở đây.
Nghỉ hưu khi vẫn phải lo gánh nặng chi phí sinh hoạt, nuôi dạy con cái, nhiều người trung niên Hàn Quốc tiếp tục trở lại làm việc.
Jeong Seok-cheol (61 tuổi), công nhân sản xuất tại SNT Dynamics ở thành phố Changwon cho biết con trai ông đang học năm cuối cấp 3 và ông vẫn cần có thu nhập để trả tiền thuê nhà.
Jeong có thể bắt đầu nhận lương hưu từ năm 63 tuổi song con số không đáng là bao. Ông cũng dự định lấy lương hưu càng muộn càng tốt.
Số lượng người lớn tuổi làm việc tăng lên tại xứ sở kim chi đã tăng rõ rệt trong hai thập kỷ qua. Theo thống kê vào tháng 2/2003, có 1,85 triệu người lao động ở độ tuổi 60. Con số này đã tăng lên 2,73 triệu vào tháng 2/2013 và tăng hơn gấp đôi lên mốc 5,77 triệu vào năm nay.
Những người trung tuổi và cao tuổi tham dự 'Hội chợ việc làm người cao tuổi Busan 2022' hồi tháng 9/2022, tại Busan, Hàn Quốc (Ảnh: Kim Dong-hwan) |
Ngoài ra, vào tháng 2, tỷ lệ có việc làm của những người từ 60 tuổi trở lên được ghi nhận ở mức 42,8%, tăng 1,5 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là con số cao nhất trong tháng 2 kể từ khi số liệu thống kê lần đầu được tổng hợp vào tháng 7/1982.
Sự gia tăng số lượng người lớn tuổi làm việc một phần do những người thuộc thế hệ Baby Boomer ở Hàn Quốc (những người sinh từ năm 1955 đến 1963) bước vào độ tuổi 60.
Nguyên nhân chủ yếu do các yếu tố kinh tế, chẳng hạn như nhận được ít sự hỗ trợ kinh tế từ con cái hơn, chi phí sinh hoạt tăng mạnh trong khi lương hưu và thu nhập khác từ tài sản không mấy thay đổi theo một báo cáo do Ngân hàng Hàn Quốc công bố vào tháng 10 năm ngoái.
Mặt khác, tình trạng sức khỏe của nhóm này cải thiện hơn so với trước cũng là một trong các nguyên nhân.
Kết qủa cuộc khảo sát của Statistics Korea thực hiện vào tháng 7/2022 cũng chỉ ra kết quả tương tự. tỷ lệ những người trong độ tuổi 55 đến 79 muốn tiếp tục được làm việc đã tăng đáng kể từ 59,2% năm 2012 lên 68,5% vào năm 2022. Trung bình, họ muốn làm việc đến năm 73 tuổi.
Khảo sát cũng cho thấy hơn một nửa số người được hỏi đi làm vì muốn trang trải chi phí sinh hoạt, trong khi 34,7% muốn đi làm vì còn đủ sức khỏe và tìm thấy niềm vui trong công việc.
Cơ quan Dịch vụ Hưu trí Quốc gia Hàn Quốc (NPS) cuối tháng 1 năm nay công bố báo cáo cho biết nguồn quỹ hưu trí sẽ cạn kiệt vào năm 2055 nếu nước này duy trì hệ thống chi trả hiện tại trong khi quá trình già hoá dân số vẫn ngày càng trầm trọng.
NPS cho biết bắt đầu từ năm 2041, tình trạng thiếu hụt ngân quỹ để chi trả sẽ bắt đầu. NPS hiện đang điều hành quỹ lương ước tính khoảng 915 nghìn tỷ won (741,7 tỷ USD) vào tháng 10 năm 2022. Dự kiến con số này sẽ đạt mức cao nhất là 1.755 nghìn tỷ won vào năm 2040.