Hà Nội tích cực chuyển đổi số để phát triển công nghiệp văn hoá
Phát triển công nghiệp văn hóa từ sản phẩm thủ công 27,86 triệu lượt khách du lịch đến Hà Nội năm 2024 Luật Thủ đô 2024 tạo đà để công nghiệp văn hóa Thủ đô “cất cánh” |
Xây dựng và phát triển các sản phẩm văn hóa số chất lượng cao
Quán triệt nội dung, tinh thần Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia vào sáng 13/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ: Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động tổng thể, toàn diện để cụ thể hóa các định hướng, chủ trương lớn của Đảng thành hành động thiết thực, sát thực tiễn.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, bám sát nội dung của Nghị quyết số 57-NQ/TW, nhất là 5 quan điểm chỉ đạo, các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, Chương trình hành động của Chính phủ đã đề ra 41 nhóm chỉ tiêu (gồm 35 nhóm chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030 và 6 nhóm chỉ tiêu cụ thể đến năm 2045) và 7 nhóm nhiệm vụ với 140 nhiệm vụ cụ thể.
Trong đó, 7 nhóm nhiệm vụ gồm:
(1) Nâng cao nhận thức, đột phá về đổi mới tư duy, xác định quyết tâm chính trị mạnh mẽ, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo, tạo xung lực mới, khí thế mới trong toàn xã hội về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (gồm 13 nhiệm vụ cụ thể)
(2) Khẩn trương, quyết liệt hoàn thiện thể chế; xoá bỏ mọi tư tưởng, quan niệm, rào cản đang cản trở sự phát triển; đưa thể chế thành một lợi thế cạnh tranh trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (28 nhiệm vụ cụ thể)
(3) Tăng cường đầu tư hạ tầng cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (34 nhiệm vụ cụ thể)
(4) Phát triển, trọng dụng nhân lực chất lượng cao, nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (12 nhiệm vụ cụ thể)
(5) Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; nâng cao hiệu quả quản trị quốc gia, hiệu lực quản lý nhà nước, bảo đảm quốc phòng và an ninh (27 nhiệm vụ)
(6) Thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong doanh nghiệp (16 nhiệm vụ cụ thể)
(7) Tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (09 nhiệm vụ)
Tại Nhóm 5: Đẩy mạnh CĐS, ứng dụng KHCN, ĐMST trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; nâng cao hiệu quả quản trị quốc gia, hiệu lực quản lý nhà nước, bảo đảm quốc phòng và an ninh (27 nhiệm vụ), Thủ tướng nêu rõ: Đẩy mạnh CĐS, ứng dụng KHCN, ĐMST không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là đòn bẩy then chốt để nâng tầm hiệu quả quản lý nhà nước, quản trị quốc gia. Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động của các cơ quan nhà nước sẽ tạo nên bước chuyển mình mạnh mẽ, góp phần kiến tạo một Chính phủ số tinh gọn, hiệu quả, phục vụ nhân dân tốt hơn.
Chuyển đổi số sẽ là "chìa khóa vàng" để tối ưu hóa quy trình quản lý, nâng cao năng lực điều hành, dự báo và ra quyết định chính xác, kịp thời trên mọi lĩnh vực, từ KTXH đến quốc phòng - an ninh. Đặc biệt, trong bối cảnh an ninh mạng ngày càng phức tạp, việc ứng dụng KHCN để bảo vệ chủ quyền trên không gian mạng, phòng chống tội phạm công nghệ cao càng trở nên cấp thiết. Đây chính là nền tảng để xây dựng một xã hội số an toàn, văn minh, hiện đại, bảo vệ vững chắc chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.
Trong đó, một số nhiệm vụ trọng tâm là: Xây dựng Chương trình phát triển Chính phủ số, tạo ra một hệ thống quản trị hiện đại, minh bạch và hiệu quả.
Thời gian qua, Việt Nam có bước tiến mạnh mẽ trong xếp hạng về chuyển đổi số quốc tế. Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử năm 2024 tăng 15 bậc, xếp hạng 71/193.
Theo Thủ tướng, thời gian tới, chúng ta phải phấn đấu xếp hạng chỉ số phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số thuộc Top 3 Đông Nam Á và Top 50 thế giới vào năm 2030); Nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến toàn trình hướng tới việc cung cấp các dịch vụ số cá nhân hóa dựa trên dữ liệu, không phụ thuộc vào địa giới hành chính (đây cũng là cơ sở để thúc đẩy hình thành công dân số với danh tính số, phương tiện số, kỹ năng số và tài khoản số, góp phần xây dựng một xã hội số toàn diện); Đẩy mạnh số hóa dữ liệu, kết nối, chia sẻ, khai thác dữ liệu để cắt giảm thủ tục hành chính, trọng tâm vào các lĩnh vực như tư pháp, giáo dục, y tế và đất đai...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính quán triệt nội dung, tinh thần Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia vào sáng 13/1. |
Bên cạnh đó, ứng dụng KHCN, ĐMST và CĐS trong các ngành, lĩnh vực quan trọng của đất nước, như văn hóa, tài nguyên, môi trường, giao thông, y tế, thương mại điện tử...
Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lưu ý, về văn hóa: Đẩy mạnh chuyển đổi số để phát triển công nghiệp văn hoá, công nghiệp giải trí; Xây dựng và phát triển các sản phẩm văn hóa số chất lượng cao. Thúc đẩy xây dựng cơ sở dữ liệu về văn hoá, di sản văn hóa số; tạo điều kiện cho người dân được hưởng thụ văn hóa; Quốc tế hóa văn hóa bản sắc của Việt Nam; Việt Nam hóa tinh hoa văn hóa thế giới.
Về tài nguyên, môi trường: Xây dựng các hệ thống và nền tảng số về giám sát, quản lý và thu thập dữ liệu tài nguyên, môi trường; phân tích, cảnh báo thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.
Về thương mại điện tử: Thúc đẩy hiệu quả công tác quản lý thuế, nhất là đẩy mạnh phát hành hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống, bán lẻ...; đăng ký doanh nghiệp và giao dịch thương mại điện tử gắn với định danh và xác thực điện tử...; Ứng dụng KHCN, ĐMST và CĐS trong bảo đảm quốc phòng...
Hà Nội tích cực chuyển đổi số trong quảng bá di sản
Hiện Hà Nội đang tiên phong về vấn đề chuyển đổi số để phát triển công nghiệp văn hóa. Thành phố quan tâm, đầu tư cho số hóa di tích, nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy giá trị. Số hóa còn đặc biệt có ý nghĩa trong quảng bá di sản, thúc đẩy du lịch của TP.
Theo Kế hoạch số 294/KH-UBND của TP Hà Nội về việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn Thành phố đến năm 2025 và các năm tiếp theo, TP Hà Nội yêu cầu Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội và các đơn vị liên quan tập trung triển khai việc lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi các di tích quốc gia đặc biệt, cụm di tích quốc gia, di tích cấp thành phố đã được xếp hạng tạo thành một quần thể phân bố trong cùng một khu vực địa lý, có mối quan hệ mật thiết về lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ.
Tour đêm "Ngọc Sơn - Đêm huyền bí" là sản phẩm văn hóa số, góp phần thúc đẩy du lịch của Thủ đô |
Kế hoạch cũng nhấn mạnh việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác chuyên môn và quản lý trong lĩnh vực bảo tàng, di tích, di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu, đảm bảo 100% các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn TP được số hóa và ứng dụng trên nền tảng số…
Nhiệm vụ này đang được các địa phương tại Hà Nội khẩn trương triển khai. Đến nay, có những quận, huyện, thị xã hoàn thành 100% công tác số hóa di tích trên địa bàn. Các quận, huyện: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Tây Hồ, Long Biên, Quốc Oai, Gia Lâm… là những địa phương tích cực triển khai số hóa di tích gắn với phát triển du lịch.
Điển hình như, tại huyện Gia Lâm, địa phương này đã triển khai xây dựng 20 bảng mã QR tra cứu thông tin, ứng dụng thuyết minh tự động tại các di tích trên địa bàn huyện gắn với tuyên truyền, quảng bá phát triển du lịch. Tính đến hết năm 2024, toàn huyện đã có 125 bảng gắn mã QR.
Theo lãnh đạo Phòng VH-TT huyện Gia Lâm, địa phương đang tích cực quảng bá sản phẩm du lịch ảnh 3600 đối với các di tích tiêu biểu và các điểm du lịch do Sở Du lịch thực hiện đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của huyện với chuyên mục “Gia Lâm - Du lịch 3600”; Tiếp tục duy trì, khai thác dữ liệu kiểm kê hiện vật, số hóa các hiện vật tại 287 di tích; dữ liệu dập, dịch văn bia và các tư liệu Hán Nôm tại các di tích;… để lưu giữ các thần sắc, thần phả thuận lợi cho tuyên truyền giới thiệu, giáo dục truyền thống và chuẩn bị dữ liệu cho công tác chuyển đổi số lĩnh vực văn hoá.