Hà Nội lấy tên anh hùng Núp đặt cho tuyến phố

Tuyến phố mang tên Đinh Núp ở quận Cầu Giấy. Đây là 1 trong 31 đường, phố trên địa bàn TP Hà Nội vừa được HĐND TP Hà Nội biểu quyết thông qua nghị quyết về việc đặt tên và điều chỉnh độ dài.
Chủ tịch HĐND TP Hà Nội: Cần trả lời chất vấn rõ nội dung, không né tránh Hà Nội bố trí gần 2.700 biên chế cho giáo viên thuộc đối tượng đặc cách Hà Nội: Năm 2020 sẽ thu hồi 8.051,01 ha đất để phát triển các dự án Cảnh giác nhóm ăn xin mặc đồ đen trên phố Hà Nội

Phố Đinh Núp được tính đoạn từ ngã ba giao cắt phố Nguyễn Chánh tại ô đất A5 và A7 đến ngã tư giao cắt phố Tú Mỡ tại điểm đối diện tòa chung cư CT4 Vimeco. Tuyến phố có chiều dài 1.000 mét, rộng 20,5m (lòng đường 10,5m; vỉa hè mỗi bên 5m). Đường trải nhựa át phan, có vỉa hè hai bên, cây xanh, điện chiếu sáng, đi qua trường THCS Lương Thế Vinh, các tòa nhà chung cư với khoảng hơn 1.000 hộ dân, 3.500 nhân khẩu sinh sống ổn định.

Theo Tờ trình của UBND TP Hà Nội, Đinh Núp (1914 – 1999) còn có tên là Sar, người dân tộc Ba Na, quê ở làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai. Ông tham gia cách mạng từ năm 1935, là người gây dựng phong trào chống Pháp trong đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên.

Ông đã vận động đồng bào dân tộc tham gia các tổ du kích, xây làng chiến đấu chống các cuộc càn quét của quân đội Pháp, tiêu hao nhiều lực lượng địch.

ha noi lay ten anh hung nup dat cho tuyen pho
Chân dung anh hùng Núp

Sau hiệp định Geneve, ông cùng đơn vị tập kết ra miền Bắc, sau đó trở về tham gia đánh Mỹ ở Tây Nguyên. Năm 1955, ông được kết nạp vào Đảng, năm 1963 vào chiến trường miền Nam chiếu đấu. Năm 1964, ông thăm Cộng hòa Cuba theo lời mời của Chủ tịch Fidel Castro.

Ông từng đảm nhiệm các chức vụ Chủ tịch MTTQ tỉnh Gia Lai – KonTum (1976), ĐBQH khóa 6 (1976 – 1981), ủy viên UB TVQH khóa 6 (1976- 1981). Ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (năm 1955), huy hiệu Hồ Chí Minh, huân chương Quân công hạng Ba, huân chương Chiến công hạng Nhất.

Đinh Núp là nhân vật chính, nguyên mẫu trong bộ tiểu thuyết “Đất nước đứng lên” của nhà văn Nguyên Ngọc, đã được dựng thành phim. Hình tượng của ông được xem là biểu tượng của ý chí Việt Nam anh hùng, của sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.

Trước Hà Nội, tên ông đã được đặt cho một số tuyến đường và một số trường học ở Phú Yên, Đắk Lắk, Đà Nẵng.

Hoài An (t/h)
Phiên bản di động