Giới trẻ trong dịch bệnh: Làm thế nào để căng buồm trong giông bão?

Dù biết trước diễn biến dịch bệnh còn phức tạp nhưng nhiều bạn trẻ vẫn đầy lúng túng, hoang mang, nhất là khi dịch bùng phát trở lại ở nhiều tỉnh thành.
Vì sao giới trẻ mê mẩn xem người khác học bài Nhiều bạn trẻ “gác” dự định du lịch để phòng dịch Covid-19 Quay về cái tết giản dị nhất

Vỡ kế hoạch vì covid-19 bùng phát

Sau Tết Nguyên đán, để đảm bảo dịch Covid-19 không bị lây lan trong cộng đồng, trên cả nước, nhiều tỉnh, thành phải tạm đóng cửa các dịch vụ công cộng. Các trường học cũng chuyển sang hình thức học online… khiến không ít bạn trẻ đã bị vỡ kế hoạch dự tính trước đó.

Trong thời kỳ dịch bệnh, nhiều bạn trẻ đã tìm cách thích nghi để tồn tại và phát triển
Vì cuộc sống luôn tiếp diễn nên trong thời kỳ dịch bệnh, nhiều bạn trẻ đã tìm cách thích nghi để tồn tại và phát triển

Nguyễn Đức Hải, sinh viên năm thứ 2, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, chia sẻ: “Mình đang làm thêm tại quán trà chanh trên đường Ngọc Lâm, quận Long Biên. Dự tính, ra Tết mình tiếp tục làm hơn 1 tháng nữa để kiếm đủ tiền đóng học phí. Tuy nhiên, mình vừa nhận được thông báo là tạm nghỉ đến khi nào thành phố cho phép mới hoạt động trở lại. Vậy là dự tính của mình đều đổ vỡ cả. Chắc lại phải xin bố mẹ học phí học kỳ này”.

Vũ Thu Hiền, sinh viên năm thứ 3 trường Đại học Công đoàn, cho biết: “Mình đang làm bán thời gian tại một cửa hàng quần áo. Trong dịch bệnh thế này, chủ cửa hàng vừa gọi điện báo tạm nghỉ, nhà trường cũng đã thông báo kế hoạch học trực tuyến. Ở nhà không làm gì, chỉ ngồi mở máy tính học cũng buồn, hễ có khách vào chơi nhà, mình hay nhận được câu hỏi chưa học hành gì sao, dự tính sẽ như thế nào... Mình thường gãi đầu, gãi tai nhưng thực tâm cũng lo lắng lắm".

Giới trẻ trong dịch bệnh: Làm thế nào để căng buồm trong giông bão?

Còn bạn Trần Văn Huy, sinh viên năm thứ 4, trường Đại học Ngoại thương, kể: “Ra Tết, mình dự định đi làm hướng dẫn viên du lịch vào khoảng thời gian rảnh rỗi để trau dồi kiến thức ngành học, thế mà dịch bệnh lại diễn biến thế này. Ở nhà mãi mình cũng thấy buồn tẻ”.

Đa số các bạn trẻ đều cho biết, mọi kế hoạch bị đổ bể và họ rơi vào tình trạng hoang mang. Nhiều người có cùng suy nghĩ xuống trường thì cũng không vào học, chả lẽ ở lại nhà trọ, hết tiền lại chạy về nhà...

Có nên hốt hoảng?

Việc dịch bệnh bùng phát là bất khả kháng, các bạn trẻ bị vỡ kế hoạch dự tính dẫn tới tâm lý lo lắng là điều dễ hiểu. "Tuy nhiên, chúng ta nên bình tĩnh ở mức cao nhất, phải thông minh tìm hướng "thoát" phù hợp, cùng vượt qua đại dịch mà vẫn thực hiện tốt các nhiệm vụ của bản thân", PGS.TS Bùi Thị An, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Hà Nội chia sẻ.

Nhiều bạn trẻ tìm cách kiếm tiền qua mạng xã hội, phù hợp với bối cảnh dịch bệnh
Nhiều bạn trẻ tìm cách kiếm tiền qua mạng xã hội, phù hợp với bối cảnh dịch bệnh

Cũng theo bà Bùi Thị An, tình hình dịch bệnh có diến biến phức tạp, Chính phủ đang cố gắng hết sức và bước đầu đã làm tốt. Tuy nhiên, mọi người dân phải cùng chung tay dập dịch. Hiện nay, chúng ta đang phải làm song song hai nhiệm vụ chống dịch và phát triển kinh tế. Cho nên mọi người dân, nhất là các bạn trẻ phải thích ứng mới vượt lên được.

"Chúng ta phải hiểu rằng đã đến lúc muốn tồn tại và phát triển trong mọi hoàn cảnh, người trẻ phải tiên phong trong việc linh hoạt và luôn tư duy tìm cách "thoát hiểm" thông minh và hiệu quả nhất. Lười suy nghĩ, ỷ vào hoàn cảnh, bối rối, lo ngại, hốt hoảng hay hoang mang đều kéo chúng ta trở thành chậm phát triển. Linh hoạt, bình tĩnh, nhanh chóng tìm cách thích ứng là những yếu tố then chốt trong tình hình mới", bà An nói.

Vượt bão...

“Khi dịch bệnh bùng phát trở lại, nhiều tỉnh thành trên cả nước siết chắt mọi hoạt động công cộng… Hoang mang là tâm lý chung có thể hiểu được nhưng trong hoàn cảnh này, các bạn phải bình tâm suy nghĩ, làm thế nào để thích ứng với hoàn cảnh, vừa chống được dịch, vừa làm việc hiệu quả.

Không ít bạn trẻ khổi nghiệp thành công dịp Tết mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp với nhiều người
Không ít bạn trẻ khổi nghiệp thành công dịp Tết mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp với nhiều người

Tôi khuyên các bạn nên bình tâm, lường mọi khó khăn và xem bản thân mình thế mạnh là gì để phát huy. Dịch bệnh có thể làm bạn tạm nghỉ công việc nhưng đây cũng là thời gian để chúng ta nhìn nhận lại bản thân, từ đó phát hiện ra điểm mạnh, lên kế hoạch, phương hướng phát triển bản thân trong bối cảnh mới.

Đây cũng là cơ hội để các bạn trẻ trau dồi lại kiến thức, bổ sung những kỹ năng mà mình còn thiếu hụt để sau này, khi ra trường, bước vào công việc được thuận lợi hơn”, PGS. TS Bùi Thị An đưa ra lời khuyên.

Thực tế là trong dịch bệnh, nhiều ý tưởng sáng tạo mới của không ít bạn trẻ đã giúp họ "vượt bão" ngoạn mục. Nhiều bạn trẻ thành công từ khởi nghiệp bán hàng online, chắp nối các nguồn hàng nông thổ sản trong nước; Phát triển các mặt hàng "độc, lạ" thu hút người tiêu dùng; Mở mang các chiến lược phát triển bản thân theo cách của riêng họ đem lại hiệu quả cao...

Họ như những con thuyền vượt qua giông bão và đã kéo được những mẻ cá lớn.

Nguồn: TTTĐ
tuoitrethudo.com.vn
Phiên bản di động