Đường Mỹ Phước – Tân Vạn: “Dải lụa vàng” kết nối cho sự phát triển kinh tế Bình Dương
Bình Dương chủ trương di dời nhà xưởng vào khu công nghiệp đã phát huy hiệu quả Tự bạch của nữ tỷ phú 9X khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng Bình Dương sáng tạo trong công tác xây dựng Nông thôn mới |
Tuyến đường trọng điểm
Tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn đi qua 5 địa bàn của tỉnh gồm TP Dĩ An, TP Thuận An, TP Thủ Dầu Một, TX Bến Cát, huyện Bàu Bàng. Trước kia nơi đây chỉ là các khu đất trống và vườn cao su, dân cư thưa thớt.
Từ khi có tuyến đường này, hai bên đường các công ty, xí nghiệp hình thành, dịch vụ nhà hàng, phòng khám, bệnh viện mọc lên, các dự án nhà chung cư được xây dựng, đáp ứng tốt nhu cầu người dân. Đô thị cũng từ đây ngày càng thay đổi, phát triển. Đời sống người dân địa phương ngày càng được nâng cao.
Đường Mỹ Phước – Tân Vạn (ảnh Báo Bình Dương) |
Tuyến đường là trục xương sống giao thông huyết mạch của tỉnh. Trong giao thông đối nội, tuyến Mỹ Phước - Tân Vạn đã kết nối, liên thông các tuyến đường trên những địa bàn đi qua, góp phần rút ngắn thời gian, khoảng cách, tạo thuận lợi cho người dân và phương tiện đi lại. Chỉ riêng địa bàn TP Thuận An, đường Mỹ Phước - Tân Vạn đi qua phường Bình Chuẩn, Thuận Giao, An Phú, giúp các phường kết nối với nhau, đồng thời thuận tiện đến các địa phương khác.
Đường Mỹ Phước - Tân Vạn có chiều dài 62km từ ngã ba Tân Vạn (phường Bình Thắng, TP Dĩ An) đến huyện Bàu Bàng với tổng vốn đầu tư khoảng 4.300 tỷ đồng. Trong đó, tuyến đường được chia làm 2 giai đoạn, gồm: Giai đoạn 1 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, chiều dài 42km từ ngã ba Tân Vạn đến TX.Bến Cát. Giai đoạn 2 từ TX.Bến Cát đến Khu công nghiệp Bàu Bàng, dài 20km (sắp thông tuyến). Tuyến đường được thực hiện bằng nguồn vốn xã hội hóa do Tổng Công ty Becamex IDC làm chủ đầu tư. |
Ông Trần Bá Luận, Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải, cho biết: “Đường Mỹ Phước - Tân Vạn có vai trò rất quan trọng, là trục đường giao thông đối ngoại huyết mạch của tỉnh, trục dọc xương sống theo hướng Bắc - Nam. Cùng với Quốc lộ 13, tuyến đường này đóng vai trò kết nối các khu công nghiệp trên địa bàn Bình Dương, Bình Phước, các tỉnh Tây Nguyên về TP Hồ Chí Minh, đặc biệt là đến các đầu mối giao thông đường bộ, cảng biển của quốc gia”.
(ảnh NLĐ) |
Nói về hiệu quả kinh tế của tuyến đường Mỹ Phước – Tân Vạn, cánh tài xế xe container chuyển hàng từ Khu công nghiệp Mỹ Phước 3 đến cảng Cát Lái, TP Hồ Chí Minh chia sẻ: “Ngày trước chở hàng đi qua Quốc lộ 13 thường xuyên bị tắc đường khiến cho hàng nhiều khi không giao kịp, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, xuất khẩu. Từ khi có tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn, anh em tài xế đỡ vất vả, đi lại thuận tiện, đặc biệt thời gian vận chuyển hàng hóa nhanh hơn trước rất nhiều”.
Ý nghĩa của một dự án
Dự án đường Mỹ Phước - Tân Vạn từ khi chính thức được đưa vào sử dụng đã mang lại những hiệu quả tích cực đến cuộc sống của người dân cũng như tình trạng giao thông của Bình Dương. Hiện nay, mật độ đường của tỉnh Bình Dương tăng lên theo hướng hiện đại, quy hoạch thông minh, giảm thiểu tắc nghẽn giao thông cũng như giúp các phương tiện vận hành trơn tru hơn. Tuy nhiên, mặc dù hệ thống đường trên địa bàn Bình Dương đã và đang được tỉnh quan tâm đầu tư rất lớn, nhưng hiện chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tốc độ gia tăng lưu lượng và tải trọng phương tiện. Do đó, đã xảy ra tình trạng tắc đường, nhất là vào giờ cao điểm ở vòng xoay An Phú. Điều này khiến ùn tắc lan ra các tuyến đường lân cận.
Theo các chuyên gia nhận định, cách giải quyết tắc nghẽn tại các nút giao là phải giảm được số điểm giao cắt giữa các dòng xe khi nhập, tách dòng. Xây cầu vượt, hầm chui, hình thành các nút giao thông khác mức theo kiểu hoa mai là phương án hữu hiệu hiện nay. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng, mở rộng nút giao thông khác mức là cần thiết, là giải pháp hay và cần tính toán cụ thể để sớm thực thi. Điều này không chỉ góp phần xử lý tắc nghẽn giao thông, tăng mật độ đường mà còn tạo mỹ quan đô thị, thẩm mỹ cho không gian kiến trúc đô thị tại nút giao, tạo điểm nhấn đô thị.
Không những thế, theo ông Trần Bá Luận, Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải: Đường Mỹ Phước - Tân Vạn được đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hóa do Tổng Công ty Becamex IDC đầu tư hoàn toàn. Trong suốt thời gian khai thác, toàn bộ kinh phí duy tu nền đường, mặt đường, cây xanh vỉa hè, hệ thống thoát nước, hệ thống chiếu sáng, hoàn toàn do Tổng Công ty Becamex IDC đảm nhận. Nguồn ngân sách tỉnh không phải chi cho đầu tư, duy tu tuyến đường này.
Dự án tạo cảnh quan, chống ùn tắc giao thông trên các tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn (dự án O&M) đã được HĐND tỉnh Bình Dương thông qua chủ trương vào kỳ họp thứ VI, giữa năm 2020 vừa qua. Hiện UBND tỉnh đang thực hiện quy trình lấy ý kiến về chủ trương của cấp bộ, ngành, Trung ương. |
Xuất phát từ thực tế trên, để tiếp tục huy động nguồn vốn xã hội hóa cho đầu tư các công trình trên, nhằm nâng cao khả năng lưu thông cho đường Mỹ Phước - Tân Vạn, HĐND tỉnh Bình Dương vừa thông qua chủ trương dự án tạo cảnh quan, chống ùn tắc giao thông trên các tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn, ĐT746, ĐT747B, ĐT743 (dự án O&M). Dự án do Tổng Công ty Becamex IDC đầu tư, tổng mức đầu tư dự kiến 9.623 tỷ đồng. Trong đó chi phí dự kiến xây dựng trạm thu phí 48 tỷ đồng, sửa chữa mặt đường 613 tỷ đồng, giải phóng mặt bằng 1.238 tỷ đồng… Dự án được đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng kinh doanh - quản lý (O&M).
Trong dự án (O&M) dự kiến đặt trạm thu phí mới tại vị trí phía Bắc giao lộ ngã sáu An Phú. Nguồn thu của trạm thu phí này được sử dụng vào các mục đích như: Đầu tư xây dựng các cầu vượt, hầm chui, cầu vượt bộ hành tại các giao lộ, trả tiền điện chiếu sáng hàng tháng, hàng năm. Bên cạnh đó, hàng năm thực hiện duy tu, sửa chữa mặt đường, hệ thống cây xanh, hệ thống thoát nước, trung tu và đại tu theo định kỳ.
Việc thực hiện dự án O&M nhằm tiếp tục thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc thu hút các nguồn lực xã hội hóa cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân của tỉnh Bình Dương.
“Dự án tạo cảnh quan, chống ùn tắc giao thông trên tuyến đường Mỹ Phước - Tân Vạn phù hợp với quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Quy hoạch tổng thể giao thông vận tải tỉnh Bình Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của UBND tỉnh. Quy mô và phương án thiết kế sơ bộ của dự án đã được Sở Giao thông - Vận tải thống nhất. Các hạng mục trong dự án không trùng lặp với các hạng mục của dự án “Cải tạo hạ tầng giao thông công cộng tại Bình Dương” - Ông Phú Hữu Minh, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Việc đầu tư tuyến đường này từ nguồn vốn xã hội hóa là cách làm chủ động, sáng tạo của Bình Dương. Tuyến đường đã góp phần quan trọng trong việc giảm ùn tắc giao thông. Hiện nay tuyến đường này đã quá tải vào các giờ cao điểm, do đó tỉnh cần nhanh chóng đầu tư mở rộng, xây dựng các nút giao khác mức như cầu vượt, hầm chui - Ông Nguyễn Trọng Thái, Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia: |