Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu cho quả nhãn Chí Linh

Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, rải vụ thu hoạch nhãn tạo điều cho việc tiêu thụ được thuận lợi, thời gian qua, TP Chí Linh (Hải Dương) đã đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất.

Quả nhãn, bưởi Việt Nam có cơ hội sang thị trường Nhật Bản

Hải Dương: Phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể BA.5.2 của Omicron Hải Dương: Khởi tố đối tượng chế tạo hàng loạt súng hoa cải để bán

Từ lâu, nhãn Chí Linh đã nổi tiếng với hương vị thơm ngọt đặc trưng, màu sắc và kích cỡ quả khá đồng đều. Nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, rải vụ thu hoạch nhãn tạo điều cho việc tiêu thụ được thuận lợi, thời gian qua, thành phố đã đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất. Trong đó, áp dụng các biện pháp kỹ thuật để cho nhãn ra hoa, đậu quả; ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp; sản xuất theo quy trình VietGAP và áp dụng một số công nghệ tiên tiến nhằm hạn chế tác hại của côn trùng, chống rụng quả, nứt quả…

Ông Nguyễn Văn Viễn (Tổ sản xuất nhãn số 1, sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGap) – một trong những hộ dân có vườn nhãn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu tại khu dân cư Tân Tiến, phường Hoàng Tiến (Chí Linh) cho biết, hiện tổng diện tích trồng nhãn của gia đình khoảng 2 ha, trong đó có 500 gốc nhãn sớm và 500 gốc nhãn chính vụ. Toàn bộ diện tích này đã được chứng nhận VietGAP.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu cho quả nhãn Chí Linh (Hải Dương)
Trái nhãn Chí Linh đã ngày càng được khẳng định được thương hiệu ở cả thị trường trong và ngoài nước, có mẫu mã và chất lượng tốt, ổn định.

Mới đây, nhãn Chí Linh đã được cấp chứng nhận tập thể và sản phẩm nhãn Hoàng Tiến đạt sản phẩm OCOP 3 sao. Vụ mùa năm nay, do thời tiết không thuận nên nhãn ra hoa không nhiều, tỷ lệ đậu quả hơn 60%. Tuy nhiên, giá nhãn sớm vẫn ở mức cao khoảng 40.000 - 50.000 đồng/kg", ông Viễn chia sẻ.

Bà Lê Thị Huế, Phó trưởng Phòng Kinh tế thành phố Chí Linh cho hay, thời gian qua, địa phương đã thực hiện quy hoạch vùng nhãn để sản xuất hàng hóa. Cùng với đó, tăng cường tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hộ nông dân vùng trồng nhãn, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp giấy chứng nhận sản xuất nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP. Đồng thời, đảm bảo sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn sản phẩm…

Hiện, TP Chí Linh (Hải Dương) có 746 ha nhãn, được trồng tập trung trên địa bàn phường Hoàng Tiến, Hoàng Tân, Bến Tắm, Bắc An và các xã Hoàng Hoa Thám, Lê Lợi… Nhằm nâng cao chất lượng, và mở rộng thị trường xuất khẩu, vụ nhãn năm nay, thành phố tiếp tục xây dựng trên 200 ha sản xuất theo quy trình VietGAP và 20 ha sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Riêng trà nhãn chín sớm của Chí Linh cho thu hoạch trong khoảng thời gian từ ngày 3 - 30/7. Còn trà nhãn chín muộn sẽ cho thu hoạch từ ngày 12 - 22/8. Dự kiến sản lượng nhãn quả của thành phố năm nay đạt khoảng 3.800 tấn.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu cho quả nhãn Chí Linh (Hải Dương)

Theo đại diện lãnh đạo UBND thành phố Chí Linh, để đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, trên cơ sở kết quả giám sát vùng trồng, vụ nhãn năm 2022, Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã cấp mới 12 mã số vùng trồng nhãn trên địa bàn thành phố đủ điều kiện xuất khẩu. Trong đó, có 4 mã xuất khẩu sang thị trường Úc, 4 mã xuất sang Mỹ và 4 mã xuất khẩu sang thị trường Thái Lan. Nâng tổng số vùng trồng nhãn xuất khẩu lên 28 mã số đi EU, Anh, Nhật Bản, Trung Quốc, Úc, Mỹ và Thái Lan,... Tỉnh và thành phố cũng đã xây dựng kế hoạch xúc tiến thương mại cho sản phẩm quả nhãn, tích cực liên hệ với các đầu mối tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài

Hoàng Duy
Phiên bản di động