Đầu năm mới người trẻ nô nức đi lễ chùa

Những ngày đầu năm Quý Mão 2023, nhiều người người trẻ xuất hành đi lễ, với tâm niệm năm mới đến chùa cầu may mắn, bình an, vạn sự lành. Đây cũng là nét đẹp văn hoá truyền thống của người Việt Nam đang được thế hệ trẻ lưu giữ.
Đi lễ chùa Trấn Quốc và Phủ Tây Hồ, "tiện tay" trộm 9 điện thoại di động Bắc Ninh: Tạm đóng cửa, dừng tiếp khách đến đền Bà Chúa Kho từ ngày hôm nay Vĩnh Phúc: Đi lễ chùa Hà Tiên cầu duyên mong “đi thì lẻ bóng, về thì có đôi”

Đến chùa vào ngày đầu xuân, mỗi người một tâm niệm, một ý nguyện, mong muốn bày tỏ, gửi tấm lòng thành của mình lên Phật, cầu xin sức khỏe, một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, ăn nên làm ra, gia đình bình an, sung túc... Với Lê Cát Phượng (trú tại phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), cô muốn cầu duyên. Vậy nên, mùng 6 tháng giêng, cô đã đến chùa Hà (tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) dâng lễ, thắp hương cầu năm nay tình yêu tốt đẹp, tìm được ý trung nhân để xây dựng gia đình.

Người trẻ thắp hương lễ chùa
Người trẻ thắp hương lễ chùa tại Hà Nội

Không chỉ Phượng tới đây mà chùa Hà những ngày này luôn có rất đông bạn trẻ đến thắp hương. Nhiều khách đi lễ là các nam thanh, nữ tú, chọn hoa hồng dâng lễ đầu năm. Phượng bày tỏ: “Năm nào cũng vậy, mình luôn nghĩ tới trong những ngày đầu năm là đi chùa du xuân. Năm nay, “tour” du xuân của mình mở màn tại chùa Hà, sau đó ra Văn Miếu - Quốc Tử Giám xin chữ và tiếp nữa là phủ Tây Hồ.

Đối với Lê Ngọc Ánh (trú tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) cũng vậy. Cô gái trẻ cho rằng, đi chùa những ngày đầu năm mới hướng đến cái thiện và cầu mong sự bình an. Đến chùa, đền sửa mình sao cho thanh sạch tâm hồn.

Gia đình đến với chùa Ba Vàng
Một gia đình đến với chùa Ba Vàng (Quảng Ninh)

Ngọc Ánh bày tỏ: “Đến chùa, mọi người giữ tâm thanh tịnh, hướng thiện, gạt bỏ những phiền muộn, âu lo trong năm cũ, đón nhận sự bình yên, hạnh phúc trong năm mới. Mình thấy tới chùa ai cũng thành tâm khấn vái. Dù không biết những người đứng cạnh mình cầu khấn gì nhưng với mình đến chùa, trước là cảm ơn một năm cũ tốt đẹp đã qua đi, sau mới xin bình an, phúc lộc và còn cả để ghi lại những khoảnh khắc thiêng liêng chốn cửa Phật”.

Tại chùa Bộc và chùa Quán Sứ ở Hà Nội những ngày này cũng đông người đến làm lễ. Nhiều người trẻ Hà thành còn lập nhóm cùng nhau đi đến các chùa xa hơn để hành lễ và vãn cảnh như: Chùa Ba Vàng, chùa Yên Tử (Quảng Ninh); Chùa Vàng, chùa Bái Đính (Ninh Bình), Chùa Tam Chúc (Hà Nam)… Nhiều em nhỏ cũng được bố mẹ cho đi lễ chạm tay vào tượng các vị La Hán, cầu mong có được trí thông minh, học giỏi. Còn các cụ già thì mong muốn một năm mới sức khỏe dồi dào, gia đình yên ấm, con cháu làm ăn phát tài...

Bạn trẻ khấn Phật
Bạn trẻ lễ Phật cầu nguyện những điều tốt đẹp trong năm mới

Hiện nay, đối với nhiều bạn trẻ, đi lễ đầu xuân không chỉ để cầu nguyện những điều tốt đẹp cho gia đình, người thân, bạn bè mà còn là dịp để thưởng lãm cảnh đẹp, nét thanh tịnh chốn linh thiêng trong tiết xuân.

Lễ chùa đầu năm cũng giúp những người trẻ hiểu biết thêm nét văn hóa truyền thống của dân tộc, bổ sung thêm kiến thức lịch sử. Ngày nay, khi cuộc sống ngày càng hiện đại, văn minh thì con người lại càng muốn tìm về chốn linh thiêng, thanh tịnh, bỏ lại những vất vả lo toan của cuộc sống.

Việc đi lễ chùa không chỉ giúp cho người dân nói chung và thế hệ trẻ nói riêng giữ gìn được bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, ghi nhớ công ơn ông bà tổ tiên và hướng tới chân – thiện – mĩ, làm những việc có ý nghĩa cho gia đình, xã hội.

Đi lễ chùa Trấn Quốc và Phủ Tây Hồ, Đi lễ chùa Trấn Quốc và Phủ Tây Hồ, "tiện tay" trộm 9 điện thoại di động
Bắc Ninh: Tạm đóng cửa, dừng tiếp khách đến đền Bà Chúa Kho từ ngày hôm nay Bắc Ninh: Tạm đóng cửa, dừng tiếp khách đến đền Bà Chúa Kho từ ngày hôm nay
Vĩnh Phúc: Đi lễ chùa Hà Tiên cầu duyên mong “đi thì lẻ bóng, về thì có đôi” Vĩnh Phúc: Đi lễ chùa Hà Tiên cầu duyên mong “đi thì lẻ bóng, về thì có đôi”
Lê Dung
Phiên bản di động