Dầu gội BiBop trôi nổi đội lốt hàng Nhật Bản được tuồn ra thị trường như thế nào?

Bằng mánh khóe tinh vi các con buôn đã “phù phép” cho những sản phẩm dầu gội, nhuộm, dung dịch ép...của thương hiệu BiBop từ một thương hiệu chưa được công bố chất lượng, thành sản phẩm có xuất xứ từ Nhật Bản. Điều đáng nói các sản phẩm này được bày bán công khai ngoài thị trường và các “tổng kho” trên địa bàn Hà Nội.
Triệt phá kho mỹ phẩm trôi nổi trị giá hơn 4 tỉ đồng tại huyện Đông Anh Dầu gội phủ bạc BiBop có dấu hiệu gian lận về xuất xứ Hà Nội: Chủ facebook 'Tổng kho Huyền Trang' bị lật tẩy bán hàng giả, hàng lậu

Chiều 16/3 lực lượng QLTT Hà Nội đã tiến hành kiểm tra và thu giữ các sản phẩm mỹ phẩm có nhiều tên và thương hiệu khác nhau tại kho hàng hóa trên địa bàn huyện Đông Anh. Trong đó có các sản phẩm thuộc thương hiệu BiBop như dầu gội phủ bạc, dung dịch ép, nhuộm tóc...

Theo tìm hiểu của PV, dòng sản phẩm BiBop này chưa có giấy tờ công bố chất lượng để đảm bảo chỉ tiêu an toàn cho người tiêu dùng. Thế nhưng những sản phẩm này lại được bán rất chạy dưới vỏ bọc của hàng nhập khẩu Nhật Bản.

Dầu gội BiBop trôi nổi đội lốt hàng Nhật Bản được tuồn ra thị trường như thế nào
Dùng phiếu công bố tự "chế" để qua mặt cơ quan chức năng và người tiêu dùng

Chỉ cần tìm kiếm trên Google đã cho ra gần 53.000 kết quả với từ khóa dầu gội BiBop.

Vậy bằng cách nào để những sản phẩm thiếu sự an toàn cho người tiêu dùng như thế này lại có “chỗ đứng” trên thị trường một cách ngang nhiên và thách thức pháp luật như vậy?

Dầu gội BiBop trôi nổi đội lốt hàng Nhật Bản được tuồn ra thị trường như thế nào
Nhiều sản phẩm dầu gội phủ bạc BiBop bị thu giữ tại kho mỹ phẩm ở huyện Đông Anh

Phải chăng chỉ bằng những mánh khóe như: In một số công bố không tồn tại lên bao bì sản phẩm, “chế” hình ảnh phiếu công bố, để thông tin liên hệ là một công ty “ma”... đã có thể qua mắt được cơ quan chức năng và người tiêu dùng trong một thời gian dài?

Khảo sát tại các cửa hàng kinh doanh dạng "tổng kho", thuộc địa bàn quận Hà Đông, cụ thể tại “tổng kho” Thảo Dương (địa chỉ số C11-02-C11 KĐT Gleximco); “tổng kho” Thảo Nhung ( C64 KĐT Gleximco), phóng viên nhận thấy nhiều sản phẩm mỹ phẩm mang thương hiệu lớn, chữ nước ngoài và không có tem phụ Tiếng Việt, giá bán chỉ vài chục nghìn đồng. Dầu gội BiBop cũng được bày bán công khai trên các kệ hàng với giá từ 85.000 - 95.000 đồng...

Dầu gội BiBop trôi nổi đội lốt hàng Nhật Bản được tuồn ra thị trường như thế nào
Sản phẩm không giấy tờ xuất xứ BiBop được bán công khai tại các tổng kho trên đường Lê Trọng Tấn (Dương Nội, Hà Đông)

Không những chỉ được công khai bán tại các “tổng kho”, sản phẩm dầu gội BiBop, cũng được bán ngập trên các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada…

Dầu gội BiBop trôi nổi đội lốt hàng Nhật Bản được tuồn ra thị trường như thế nào
Dầu gội BiBop ngập tràn trên "chợ mạng"

Được biết, hiện nay các sàn thương mại điện tử đều có yêu cầu nghiêm ngặt khi đăng bán hàng hóa. Đặc biệt là đối với hàng hóa mỹ phẩm, sàn thương mại điện tử đều yêu cầu các nhà cung cấp scan phiếu công bố mỹ phẩm, hợp đồng mua bán, hóa đơn nhập hàng và phải có đầy đủ nguồn gốc, xuất xứ… Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì các sản phẩm của BiBop lại dễ dàng có được những “gian hàng” trên những sàn thương mại này.

Dầu gội BiBop trôi nổi đội lốt hàng Nhật Bản được tuồn ra thị trường như thế nào
Tổng kho Thảo Dương công khai bán sản phẩm mỹ phẩm không giấy tờ xuất xứ

Có thể thấy sự quản lý lỏng lẻo của các sàn thương mại điện tử, cơ quan chức năng như hiện nay…thì sàn thương mại điện tử, website, “tổng kho”… đang dần trở thành “miền đất hứa” của các sản phẩm trôi nổi.

(Còn tiếp...)

Đinh Linh - Phạm Mạnh
Phiên bản di động