Dân làng nghề mong Nghị quyết đi vào cuộc sống
Góp phần bảo tồn nghề truyền thống
Tại Điều 2, Dự thảo này quy định về đối tượng áp dụng dành cho: Hội đồng quản lý khu phát triển thương mại và văn hoá; Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu vực; Các hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong khu vực; Khách tham quan, mua sắm và các đối tượng khác có liên quan.
Điều 4 quy định về nguyên tắc thành lập, tổ chức, hoạt động, quản lý khu phát triển thương mại và văn hóa. Trong đó: Ưu tiên thành lập khu phát triển thương mại và văn hóa tại các khu phố, tuyến phố, làng nghề, tuyến phố đi bộ, điểm dân cư nông thôn hiện hữu có lợi thế về vị trí thương mại, không gian văn hóa;
Bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện về văn hóa kinh doanh, an ninh, trật tự, bảo vệ môi trường tại khu phát triển thương mại và văn hóa cao hơn so với các quy định chung để thúc đẩy các hoạt động thương mại, sáng tạo gắn với phát triển văn hoá, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa và ngành, nghề truyền thống, thu hút, phát triển du lịch trên địa bàn.
![]() |
Anh Đặng Văn Hậu, nghệ nhân nặn tò he tại thôn Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên. |
Bày tỏ sự vui mừng khi được biết TP Hà Nội đang lấy ý kiến xoay quanh Dự thảo này, anh Đặng Văn Hậu, nghệ nhân nặn tò he tại thôn Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, cho hay, với mong muốn tiếp nối truyền thống, gìn giữ hồn cốt của làng nghề, nhiều năm nay, anh Hậu đã quyết định mở lớp dạy nặn tò he miễn phí cho các em nhỏ tại nhà. Điều này không chỉ lưu giữ nghề mà còn tạo công ăn, việc làm cho các em học sinh ngoài thời gian đi học.
Tuy nhiên, theo anh Hậu, nếu có một trung tâm thương mai và văn hóa tại thôn, anh sẽ không chỉ có nơi dạy cho các em mà còn thu hút lượng khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm và cùng làm tò he, tìm hiểu về nghề truyền thống này.
“Nếu Dự thảo này được thông qua thì đây thực sự là tin vui đối với những người đam mê truyền dạy nghề truyền thống cho lớp trẻ. Chúng tôi rất mong chờ điều này” – nghệ nhân Đặng Văn Hậu nói.
Hà Nội sở hữu hơn 1.350 làng nghề truyền thống với các sản phẩm đa dạng, đây là tiềm năng rất lớn về du lịch văn hóa. Với Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (Thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô), người dân làng nghề có cơ hội phát huy giá trị của nghề truyền thống, bảo tồn được tinh hoa văn hóa. Những trung tâm thương mại và văn hóa thúc đẩy sản xuất kinh doanh làng nghề, đóng góp cho kinh tế địa phương và góp phần phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô. (PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam). |
Quan tâm tới ưu đãi về vay vốn, thuê đất
Theo chị Hương Thủy (HTX Hương Thủy, quận Tây Hồ, Hà Nội), trong Dự thảo có nhấn mạnh: “Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, cải thiện cảnh quan, môi trường của khu phát triển thương mại và văn hóa”. Đây là sự tạo điều kiện vô cùng hữu ích đối với những chủ cơ sở sản xuất nhỏ tại các làng nghề.
Lấy ví dụ từ bản thân, chị cho hay, HTX Hương Thủy gồm 6 hộ sản xuất, kinh doanh trà sen – đặc sản của quận Tây Hồ. Các công đoạn sản xuất với quy mô lớn thì yêu cầu cần phải có nhà xưởng với quy mô khoảng 500m2 trở lên. Nhưng để có nguồn vốn đầu tư cho nhà xưởng là một thách thức rất lớn đối với những hộ sản xuất nhỏ ở làng nghề.
![]() |
Chị Hương Thủy (HTX Hương Thủy, quận Tây Hồ, Hà Nội). |
Do đó, tại Điều 6 trên, chị Thủy cho rằng nên bổ sung cụ thể, chi tiết hơn. "Ngoài việc nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, cải thiện cảnh quan, môi trường của khu phát triển thương mại và văn hóa, cần có ưu đãi cho các hộ làng nghề về vốn, thuê đất,… cùng tham gia vào vận hành trong khu phát triển thương mại & văn hóa" - chị Thủy nói.