Đặc sắc Lễ hội truyền thống làng Giang Cao
Tưng bừng lễ hội làng Bát Tràng Đội mưa đi xem hội ở ngôi làng thờ Nhị vị thành hoàng Nhiều hoạt động tại Lễ hội Đền Hùng năm 2024 |
Nét đẹp văn hóa làng Giang Cao
Phát biểu khai mạc lễ hội, ông Nguyễn Trung Kiên, Phó Chủ tịch UBND xã Bát Tràng, Trưởng ban tổ chức cho biết, lễ hội là nét văn hóa truyền thống lâu đời và được người dân làng gìn giữ hơn nửa thế kỷ qua.
Ông Nguyễn Trung Kiên - Phó chủ tịch UBND xã, Trưởng ban tổ chức phát biểu tại buổi lễ |
Tại buổi lễ khai mạc, mở đầu chương trình là lễ tôn vinh dành cho các nghệ nhân gốm sứ của làng, các nghệ nhân đạt giải tại các cuộc thi gốm sứ trong nước.
Cụ cao niên nổi trống khai mạc lễ hội truyền thống làng Giang Cao |
Đặc biệt, trong ngày hội, Ban tổ chức cũng vinh danh em Nguyễn Tiến Lộc, sinh năm 2006, học sinh Trường THPT chuyên khoa KHTN (Trường đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội), người đã xuất sắc đạt Huy chương bạc trong kỳ thi Olympic vừa qua.
Ông Phạm Huy Khôi – Chủ tịch UBND xã Bát Tràng lên trao bó hoa tươi thắm cho học sinh Nguyễn Tiến Lộc |
Chia sẻ với phóng viên, ông Đặng Đình Túc – Trưởng ban đại diện phát triển làng nghề truyền thống làng Giang Cao cho biết, theo các cụ cao niên trong làng truyền lại, từ thời nhà Lý đã xuất hiện làng Giang Cao. Nhưng đến năm 1941, nghề làm gốm sứ của làng mới bắt đầu xuất hiện và đi vào hoạt động. Thuận lợi của làng nghề Giang Cao là nằm bên cạnh làng nghề truyền thống Bát Tràng có nghề làm gốm sứ từ nhiều năm về trước.
Đại Đức Thích Bảo Đức cùng các Chư Tăng, Phật tử và các cụ cao niên trong làng |
Theo như ông Túc chia sẻ, từ thời phong kiến, làng Giang Cao đã có lễ hội truyền thống, thường kéo dài 3 ngày và được duy trì tổ chức cho đến ngày nay. Lễ hội làng Giang Cao như mọi năm sẽ có 2 phần chính là phần lễ và phần hội. Phần lễ bao gồm Tế Cáo yết, Tế Hội đồng, Tế Tạ. Ngoài phần lễ tế chính thì sẽ có phần cúng tế của các các ban bệ, thôn làng, gia đình để xin thần hoàng và thành hoàng phù hộ độ trì cho cuộc sống ấm no.
Về phần hội thì có 4 lễ rước hội quan trọng bao gồm: Lễ rước tập ngư, Lễ rước nước, Lễ rước Hội đồng; Lễ rước hoàn cung.
Đội múa cờ chuẩn bị bắt đầu tiết mục khai mạc lễ hội làng Giang Cao |
Ngoài ra, tại lễ hội, BTC cũng bố trí các trò chơi giải trí như, bóng đá, đá cầu trinh, bóng bàn, bóng chuyền, bơi, cùng với đó là các trò chơi dân gian như bắt vịt, đập niêu, tổ tôm…
Các cụ cao niên trong làng làm lễ dâng hương rước Thánh ra kiệu |
Cụ ông cao niên trong làng sẽ làm lễ rước Thánh ra kiệu |
Du khách thích thú tham gia lễ hội
Theo ông Đặng Đình Túc - Trưởng ban đại diện phát triển làng nghề truyền thống làng Giang Cao, khai hội xong thì đoàn rước nước sẽ đi vòng quanh làng, khi đến chùa Tiêu Dao thì bắt đầu xuống sông, ngược sông Hồng khi đến đoạn tiếp giáp với sông Đông Dư thì đoàn sẽ múc nước. Sau đó, đoàn tiếp tục di chuyển đến phần cuối tiếp giáp với làng Bát Tràng để múc tiếp nước rồi quay lại đình để kết thúc nghi thức này.
Cụ ông cao niên trong làng sẽ làm lễ rước Thánh ra kiệu |
Hoà chung với không khí của những ngày diễn ra lễ hội, rất nhiều du khách thập phương có mặt tại làng Giang Cao vào thời điểm này đã vô cùng thích thú khi trải nghiệm nghi thức này. Dù hành trình rước nước khá xa nhưng hầu hết mọi người khi tham dự đều rất hào hứng.
Dù chút hoảng sợ khi kiệu lao đến áp sát nhưng người dân vẫn hào hứng né tránh và chạy theo đoàn rước để trải nghiệm truyền thống văn hóa |
Theo chị Nguyễn Thị Ngọc Linh – một người dân sinh sống và làm việc tại làng Giang Cao chia sẻ, từ khi biết đến lễ hội truyền thống đình làng Giang Cao, chưa năm nào là chị bỏ lỡ. Ngoài các hoạt động thường lệ như như lễ rước nước, kiệu quay, các trò chơi dân gian thì điểm đặc biệt của lễ hội năm nay khác với mọi năm là chương trình vinh danh các nghệ nhân gốm sứ của làng Giang Cao. Chị Linh mong muốn làng nghề truyền thống gốm sứ Giang Cao sẽ ngày một phát triển và thu hút khách tham quan, mua sắm.
Một vài hình ảnh nổi bật của lễ hội: