Cơ chế, chính sách đặc thù cho Hà Nội về cải tạo chung cư cũ

Đại biểu Quốc hội cho rằng, cần có cơ chế, chính sách đặc thù riêng cho Hà Nội để thúc đẩy mạnh mẽ việc đầu tư các chung cư cũ ở Thủ đô hiện nay.
Cơ chế vượt trội để Hà Nội thu hút, trọng dụng nhân tài Chính phủ đề xuất nhiều cơ chế, chính sách đặc thù cho Hà Nội

Chia sẻ tại phiên thảo luận sáng 27/11, đại biểu Tô Ái Vang (đoàn Sóc Trăng) ủng hộ sự cần thiết sớm ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi).

Đặc biệt, đại biểu Tô Ái Vang quan tâm quy định liên quan đến phát triển nhà ở, cải tạo chung cư tại các đô thị.

Đại biểu Tô Ái Vang đề nghị rà soát cơ chế, chính sách về phát triển, cải tạo chung cư cũ có khác biệt gì so với các quy định trong Luật Nhà ở (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua.

Nữ đại biểu đoàn Sóc Trăng cho rằng, cần có cơ chế, chính sách đặc thù riêng cho Hà Nội để thúc đẩy mạnh mẽ việc đầu tư các chung cư cũ ở Thủ đô hiện nay thì mới đưa vào quy định trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Cơ chế, chính sách đặc thù cho Hà Nội về cải tạo chung cư cũ
Đại biểu Tô Ái Vang (đoàn Sóc Trăng).

Trường hợp nếu các quy định trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) về vấn đề này mà không có nội dung mới so với Luật Nhà ở (sửa đổi) thì không nên quy định lại để tránh sự trùng lặp.

Góp ý vào Điều 39 phát triển đô thị theo hướng giao thông công cộng (TOD), đại biểu Tô Ái Vang cho rằng, đây là cơ hội để Hà Nội giải quyết bài toán khó về phát triển đô thị.

Tuy nhiên, với mô hình phát triển đô thị mới chưa từng có tại Việt Nam sẽ không tránh khỏi tình trạng xuất hiện hàng loạt mối quan hệ và các xung đột lợi ích của nhiều bên có thể nằm ngoài năng lực vận hành của thiết chế hiện tại.

Vì vậy, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cần có thiết kế mới có thể chuẩn bị đầy đủ hơn nữa cơ sở pháp lý để điều chỉnh các mối quan hệ mới xuất hiện, đảm bảo năng lực quản lý tốt mô hình TOD.

Hậu Lộc
Phiên bản di động