Chính sách cụ thể để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô

Theo ý kiến của đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần có cơ chế, chính sách, quy định cụ thể để xây dựng và phát triển công nghiệp văn hóa.
Sửa Luật Thủ đô cần quan tâm hơn đến phát triển du lịch, văn hóa Chuyến tàu di sản đưa du khách đến với không gian văn hóa nghệ thuật

Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên – Huế Nguyễn Thị Sửu đã có những chia sẻ, góp ý vào Điều 23 của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) về bảo tồn di sản, hỗ trợ phát triển không gian sáng tạo, trung tâm văn hóa.

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu cho rằng, điểm mới dự án luật đã thể chế hóa Nghị quyết số 15-NQ/TW của Trung ương về việc ưu tiên phát triển công nghiệp văn hóa, du lịch của Thủ đô thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhất là du lịch văn hóa.

Đồng tình với nhiều nội dung trong dự thảo luật liên quan đến công nghiệp văn hóa Thủ đô, song, đại biểu Nguyễn Thị Sửu cho rằng, về mặt hạ tầng cũng như kiến trúc thượng tầng của trung tâm văn hóa Thủ đô chưa rõ về quy mô, số lượng.

Chính sách cụ thể để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô
Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên – Huế Nguyễn Thị Sửu.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Sửu, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần có cơ chế chính sách cụ thể để xây dựng và phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô.

Trong đó cần xác định quy mô, số lượng và nguồn kinh phí cần đầu tư, bởi không phải công trình trung tâm công nghiệp văn hóa nào cũng đưa vào phát triển.

Đại biểu cũng đề nghị cần tạo điều kiện chính sách, ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư lớn phát triển toàn diện trung tâm công nghiệp văn hóa Thủ đô.

Ngoài ra, cơ quan có thẩm quyền cũng cần làm rõ mối quan hệ giữa thuật ngữ trung tâm công nghiệp văn hóa với khu thúc đẩy thương mại văn hóa để tránh nhầm lẫn.

Chính sách cụ thể để phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô
Văn Miếu - Quốc Tử Giám, một trong những biểu tượng về văn hóa của Hà Nội và cả nước.

Tương tự, đại biểu Nguyễn Thị Hà (đoàn Bắc Ninh) cũng bày tỏ quan tâm đến quy định về bảo tồn di sản, hỗ trợ cho văn hoá, phát triển không gian sáng tạo, trung tâm văn hóa (Điều 23).

Theo đại biểu Hà, quy định này của dự thảo luật kế thừa nội dung tại Điều 11 của Luật Thủ đô hiện hành, thể chế hóa Nghị quyết 15-NQ/TW năm 2022 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Trong đó có quy định về việc ưu tiên phát triển văn hóa, du lịch của Thủ đô thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhất là du lịch văn hóa; đồng thời cụ thể hóa các mục tiêu về phát triển sáng tạo.

Theo báo cáo đánh giá tác động, công nghiệp văn hóa Thủ đô có những bước phát triển nhất định, đặc biệt số lượng di tích đứng đầu cả nước, với gần 6.000 di tích các loại, trong đó có 5 di sản thế giới, dẫn đầu về số lượng nghệ nhân trong cả nước trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể được Nhà nước phong tặng.

"Trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần có cơ chế đặc thù, vượt trội về bảo tồn di sản, hỗ trợ cho văn hóa phát triển, sáng tạo", đại biểu Nguyễn Thị Hà chia sẻ.

Hậu Lộc
Phiên bản di động