Tính liên ngành vào trong thiết kế, sáng tạo
Chính thức khai mạc Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 Lễ hội Thiết kế sáng tạo 2024: Tạo sức sống cho các di sản |
Đó là một trong những nội dung của buổi tọa đàm: “Giao thoa Liên ngành và Văn hóa trong thực hành nghệ thuật và thiết kế sáng tạo” được tổ chức tại Hội trường Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (Hoàn Kiếm – Hà Nội) trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024.
Buổi tọa đàm có sự tham gia của diễn giả Daniel Caulfield-Sriklad, giảng viên tại Học viện Thiết kế và Thời trang London – Hà Nội đồng thời là Nhà truyền thông và Marketing thời trang; ông Douglas Maclennan- Hiệu trưởng đối ngoại của Học viện Thiết kế và Thời trang London Hà Nội. Bên cạnh đó là sự tham gia của các nhà thiết kế, các nhà hoạt động nghệ thuật, các sinh viên chuyên ngành thiết kế và sáng tạo,…
Tham gia buổi tọa đàm có sự tham gia của cả những bạn học sinh, sinh viên đang theo học chuyên ngành thiết kế hoặc có những bạn chỉ đơn giản là yêu thích tìm hiểu về những điều mới lạ.
Theo ông Douglas Maclennan, trong thiết kế, tính liên ngành cho phép các nhà thiết kế vượt qua những giới hạn truyền thống, khai thác tối đa tiềm năng của các công cụ và công nghệ mới.
Một thành công của việc áp dụng tính liên ngành vào trong thiết kế, sáng tạo được ông Douglas Maclennan chỉ ra đó là Aitana Lopez - một người mẫu ảo kiếm được hàng tỷ đô mỗi năm, cô được tạo ra bởi phần mềm AI. Cô là sản phẩm của The Clueless, một hãng truyền thông và công nghệ có trụ sở tại thành phố Barcelona, Tây Ban Nha.
Thầy Douglas Maclennan chia sẻ về tính liên ngành |
Cũng theo chuyên gia này, các nhà thiết kế hiện đại ngày càng có xu hướng kết hợp kiến thức và kỹ năng từ nhiều ngành khác nhau để tạo ra những sản phẩm sáng tạo, độc đáo và đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Diễn giả Daniel Caulfield-Sriklad nói rằng: “Bản thân tôi cũng đã phải hợp tác với những người ở rất nhiều những ngành nghề khác nhau như: Nhà thiết kế đồ họa, nhà thiết kế vật liệu, nhiếp ảnh gia, nhà thiết kế triển lãm,… để có thể hoàn thành dự án của mình”.
Thành công trong việc áp dụng tính liên ngành được diễn giả Daniel Caulfield-Sriklad thể hiện qua một số sản phẩm vô cùng ấn tượng.
Những thiết kế ứng dụng tính liên ngành được trình bày trong buổi tọa đàm |
Dự án đầu tiên bao gồm các chuyên gia từ rất nhiều các lĩnh vực khác nhau như thể thao, thiết kế,…để làm ra một sản phẩm là đôi giày Nike được làm từ đầu đến cuối bởi một sợi vải duy nhất. Dự án tiếp theo là một ngôi nhà được tạo ra bởi kỹ thuật in 3D, đây là một dự án được tập hợp bởi các kiến trúc sư, kỹ sư về vật liệu. Họ đã tạo ra khoảng 50 ngôi nhà như thế này dành cho những người có thu nhập thấp ở Mexico. Và cuối cùng là dự án được cộng tác bới các nhà thiết kế thời trang với các kỹ sư AI, kỹ sư vật liệu.
Có thể thấy, để tạo ra được những sản phẩm, dự án rất kỳ công trên thì sự riêng lẻ của từng ngành nghề là không thể đáp ứng được, đòi hỏi con người phải tìm hiểu không chỉ về lĩnh vực mà mình đang làm mà còn cần phải học hỏi, trau dồi về những lĩnh vực khác có liên quan hoặc có thể giúp ích được cho bản thân mình.