Cải cách tiền lương sẽ gắn với chất lượng, trách nhiệm của cán bộ
Cải cách tổng thể chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024 Quốc hội nhất trí cải cách chính sách tiền lương từ ngày 1/7/2024 |
Ở kỳ họp thứ 6 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024, trong đó có nội dung về chính sách cái cách tiền lương.
Theo đó, Quốc hội quyết nghị thu chuyển nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương đến hết năm 2023 còn dư chuyển sang bố trí dự toán năm 2024 của một số địa phương là 19.040 tỷ đồng để thực hiện mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng.
Từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.
Theo báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội trong tháng 10 và tháng 11/2023 của Ban Dân nguyện gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cử tri và Nhân dân phấn khởi với việc Quốc hội đã thông qua về chính sách cái cách tiền lương.
Chính sách tiền lương luôn là vấn đề được cử tri, Nhân dân quan tâm trong mọi thời điểm bởi tiền lương liên quan trực tiếp đến thu nhập và tác động trực tiếp đến cuộc sống của các gia đình.
Ông Bùi Sỹ Lợi - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban xã hội của Quốc hội. |
Cùng với đó, tiền lương không chỉ đánh giá giá trị của sức lao động, gắn chặt với chất lượng, hiệu quả công việc, mà tiền lương còn có vai trò quan trọng trong việc xây dựng một nền công vụ chuyên nghiệp, hiệu quả và trung thực.
Ông Bùi Sỹ Lợi - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban xã hội của Quốc hội cho rằng, việc Quốc hội quyết định nguồn lực và chính sách cải cách tiền lương vào ngày 1/7/2024 là thời điểm phù hợp, chín muồi.
Theo ông Bùi Sỹ Lợi, việc cải cách tiền lương trong điều kiện hiện nay là tin vui cho cán bộ công chức, viên chức, tạo động lực để cán bộ công chức viên chức làm việc, thúc đẩy tăng năng suất lao động, gắn bó với cơ quan đơn vị.
Tuy nhiên, ông Bùi Sỹ Lợi cho rằng, trong khoảng thời gian đến ngày 1/7/2024 cần tập trung hoàn thiện vị trí việc làm, chức danh, chức vụ công tác làm cơ sở cho việc cải cách này, bởi nguồn lực đã chuẩn bị được khoảng 500.000 tỷ đồng.
Ông Bùi Sỹ Lợi đánh giá, để cải cách tiền lương mang tính khả thi và đạt hiệu quả thì cần phải xem xét đặc thù của các đơn vị sự nghiệp công lập, nhằm mục tiêu đảm bảo tiền lương được phân phối theo đúng năng lực công tác, quá trình đào tạo, khả năng cống hiến và đảm bảo đúng nguyên tắc phân phối theo lao động và xếp lương theo vị trí việc làm. Điều đó sẽ đảm bảo mục tiêu cải cách tiền lương là bảo đảm cho người lao động đủ sống bằng lương.
Theo ông Lợi, cải cách tiền lương phải xem xét quy định các loại phụ cấp đặc thù cho các ngành lĩnh vực đặc thù; để giữ chân người lao động đang làm việc tại các lĩnh vực đó hoặc thu hút nhân tài có năng lực chuyên môn vào khu vực công nhằm khắc phục tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức dịch chuyển từ khu vực công sang khu vực tư; nguyên nhân là thu nhập thấp, đời sống khó khăn do chậm cải cách tiền lương.
Tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2023 mới ban hành, Chính phủ giao các Bộ: Nội vụ, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động xây dựng các văn bản quy định và công việc cụ thể để triển khai chế độ tiền lương mới kể từ ngày 1/ 7/2024 theo kết luận của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ quy định. |