Bí quyết chinh phục 'tiếng Anh học thuật' cho học sinh
Giáo viên bộ môn ở TH School có chuyên môn sâu và kinh nghiệm giảng dạy quốc tế vẫn tham gia khóa đào tạo EAL để có thể hỗ trợ từng học sinh trong việc học tiếng Anh tại các lớp học bộ môn - Ảnh: NVCC |
Lớp học "sống sót" EAL
Tại các trung tâm tiếng Anh và bộ môn tiếng Anh trong các ngôi trường khác, thứ duy nhất học viên phải học là tiếng Anh. Nhưng ở TH School, tiếng Anh không chỉ là một môn học, là ngôn ngữ giao tiếp mà là một kỹ năng học sinh cần làm chủ được để nghe, hiểu các bài giảng trên lớp và vượt qua các kỳ thi ICGSE, A Level, chạm tay tới tấm bằng tú tài quốc tế.
Để được nhận vào TH School, Thành Đạt - học sinh lớp 9 đến từ một trường công lập - phải trải qua kỳ phỏng vấn và làm bài test kiến thức tổng quát cũng như khả năng ngoại ngữ của mình.
Hiện tại, Thành Đạt đang tham gia một chương trình "tiếng Anh tăng tốc" mà thạc sĩ Hiromitsu Yoon, trưởng nhóm tiếng Anh với vai trò là ngôn ngữ bổ trợ (EAL - English as an Additional Language) - gọi đùa là "lớp học sống sót".
Trong lớp học này, Thành Đạt và các bạn sẽ được giáo viên EAL hướng dẫn các bài học ngôn ngữ với cường độ cao, tập trung để phát triển khả năng tương tác nhanh. Đây là một phần của bí quyết chinh phục tiếng Anh của học sinh TH School.
Thầy Hiromitsu Yoon cho biết: "Nếu các giáo viên tiếng Anh và giáo viên môn học khác giống như huấn luyện viên xe đạp, dạy các em kiến thức chuyên môn là kỹ năng để đạp được xe thì công việc của giáo viên ngôn ngữ EAL của chúng tôi là tìm ra chiếc xe đạp phù hợp nhất với từng em, tách nhỏ từng phần của kỹ năng đạp xe theo trình độ để các em dễ nắm bắt nhất, đạt được kết quả tốt nhất trong môn học này".
Trong các "lớp học sống sót", học sinh TH School luôn phải mang theo một cuốn sách từ vựng, ghi chú những gì không hiểu và sau đó sử dụng từ điển làm rõ nghĩa của từng từ.
Các giáo viên EAL, giáo viên tiếng Anh và trợ giảng theo dõi và kiểm tra sát sao quá trình các em ghi chú vào cuốn sách từ vựng hằng ngày. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc rèn khả năng tự học của học sinh, rút ngắn quá trình làm chủ tiếng Anh học thuật.
Việc học tiếng Anh theo bối cảnh được áp dụng mọi lúc mọi nơi với sự sáng tạo không giới hạn của các thầy cô ngôn ngữ EAL và các thầy cô bộ môn ở TH School. Trên lớp, các thầy cô tất cả các bộ môn đã được huấn luyện để luôn nỗ lực giúp các em sử dụng tiếng Anh nhiều nhất có thể, thu hẹp khoảng cách giữa từ ngữ các em học được và áp dụng được.
Thầy Hiromitsu Yoon, trưởng nhóm tiếng Anh, với vai trò là ngôn ngữ bổ trợ chia sẻ về 5 cấp độ học tiếng Anh - Ảnh: NVCC |
"Từ mới chỉ là từ mới nếu nó luôn ở trên giấy. Chỉ khi các em sử dụng nhiều nhất có thể, từ mới mới ở lại trong đầu các em. Tần suất sử dụng của các em cũng là tần suất ngôn ngữ ở lại trong đầu và dần trở thành kỹ năng các em có thể làm chủ được", thầy Yoon nói.
Tiếng Anh: Làm sao từ biết một chút sang biết rất nhiều
Thầy Dennis Smith, một chuyên gia EAL khác của TH School, kể lại: một người đàn ông Hàn Quốc trong buổi tư vấn tuyển sinh đã hỏi thầy một câu rằng: "Xin thầy cho biết có cách nào để người Hàn Quốc biết tiếng Anh từ một chút thành biết rất nhiều?".
Thầy Dennis trả lời: "Chúng ta học và hiểu tiếng Anh qua bối cảnh. Tại đây, chúng tôi dạy các em tư duy từ sự đơn giản của ngôn ngữ nói sang sự uyển chuyển, phức tạp của ngôn ngữ viết. Đây là một quá trình dần dần nhưng liên tục, ở tất cả các lớp, các bộ môn, đẩy học sinh qua từng cấp độ.
Chúng tôi không chỉ dạy học sinh tiếng Anh mà còn dạy các em tư duy bằng tiếng Anh. Quá trình dịch chuyển từ tư duy nói đơn giản sang làm người khác hiểu, thuyết phục được người khác bằng cả ngôn ngữ nói và viết sẽ giúp các em phát triển kỹ năng lãnh đạo, thuyết trình trước đám đông...".
Sau buổi trò chuyện này, thầy Dennis mới biết người đàn ông đó là một giáo viên tiếng Anh rất có uy tín với cộng đồng người Hàn Quốc tại Việt Nam.
Thầy Dennis đánh giá tiếng Anh là yếu tố cốt lõi để các em hoàn thành chương trình học quốc tế. Tại TH School, các chương trình quốc tế được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh từ tiểu học tới THPT gồm IPC, ICGSE, A Level.
Thông thường, phải mất từ ba đến năm năm để học sinh có đủ ngôn ngữ để có thể hoàn toàn theo được chương trình học, mặc dù các em sẽ cần tiếp cận dần. Thầy hi vọng rằng các giáo viên tiếng Anh có thể giúp học sinh làm điều đó trong vòng chưa đầy 3 năm bằng cách dạy các kỹ năng tự học.
Các giáo viên tham gia khóa học TESMC để tích hợp môn "tiếng Anh tăng tốc" với các môn học của họ. Ảnh: NVCC |
Tán đồng quan điểm này, thầy Hiromitsu Yoon cho biết học tiếng Anh giao tiếp giống như phần nổi của tảng băng chìm. Chỉ mất 3-6 tháng huấn luyện tập trung là học sinh và những người bình thường khác có thể giao tiếp bằng tiếng Anh.
Thế nhưng việc làm chủ tiếng Anh vận dụng nó trong các môn học tiến tới làm chủ tiếng Anh học thuật là một quá trình lâu dài có thể tới 5-7 năm.
Và các giáo viên bộ môn tiếng Anh của TH School bao gồm các thầy cô dạy tiếng Anh, trợ giảng, giáo viên ngôn ngữ EAL với sự giúp sức của các thầy cô bộ môn khác đang nỗ lực rút ngắn quá trình này.
Không chỉ dạy ở các "lớp học sống sót", các giáo viên EAL còn xuất hiện ở các tiết học bộ môn, sẵn sàng giúp các học sinh gặp khó khăn về ngôn ngữ trong tiếp nhận bài giảng tiếng Anh.
Thầy Hiromitsu Yoon rất tự hào khi chia sẻ về 5 cấp độ dạy tiếng Anh đang áp dụng tại TH School mà trên thế giới cũng không nhiều trường áp dụng được: Cấp độ 1 "pull-out" (kéo ra). Đó là khi có học sinh nào cần bổ trợ thì em sẽ được tách riêng ra để học những lớp bổ trợ.
Cấp độ 2 "push-in" (đẩy vào) là cho các em cùng tham gia vào các lớp học thông thường để học sinh học hỏi từ các bạn có trình độ tốt hơn. Cấp độ 3 là 1 chương trình học kết hợp giữa "pull-out" và ‘push in".
Cấp độ 4 là Co-teaching (cùng dạy), nghĩa là các giáo viên EAL sẽ tham gia vào cùng các môn học được dạy tai lớp, các em học sinh sẽ được chia thành 2 nhóm, nửa thời gian đầu sẽ học kiến thức trong môn học đó và nửa thời gian sau đó, các em sẽ học cùng giáo viên EAL.
Và cuối cùng là phương pháp CLLL (Content language intergrated learning - Dạy tích hợp kiến thức môn học và ngôn ngữ) - giáo viên bộ môn vừa có khả năng truyền tải kiến thức môn học vừa dạy tiếng Anh.
Năm học vừa qua, 32 giáo viên tiểu học và trung học, bao gồm cả giáo viên và trợ giảng Việt Nam tại TH School, đã tham gia khóa học về cách dạy EAL trong các lớp học chính (TESMC). Khóa huấn luyện kéo dài 6 tháng này giúp giáo viên bản ngữ dạy các môn học nâng cao kỹ năng giảng dạy tiếng Anh phù hợp nhất với khả năng của học sinh, giúp các em nhanh chóng bắt kịp bài giảng hoàn toàn bằng tiếng Anh.
"Có phóng viên hỏi tôi về việc học tiếng Anh với tây balô, tôi không đánh giá là tốt hay xấu. Nhưng có 2 cấp độ giáo viên dạy tiếng Anh. Một cấp độ là giáo viên đã trải qua các quá trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ và được huấn luyện để dạy tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai để tư duy. Các giáo viên ở cấp độ này thường hiểu học sinh, có phương thức giảng dạy làm học sinh thích thú, kiến thức nền rộng, hiểu biết chuyên sâu ở một lĩnh vực cụ thể. Một cấp độ khác là giáo viên có kiến thức về tiếng Anh (tiếng mẹ đẻ), có hiểu biết về ngữ pháp từ vựng và được huấn luyện trong 1 tháng về cách dạy học trò. Tôi tin là phụ huynh học sinh sẽ cân nhắc để có lựa chọn phù hợp cho con mình", thầy Dennis chia sẻ. |