Bảo vệ, tôn trọng môi trường như chính ngôi nhà mình

Nhằm tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, Phòng Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã có Kế hoạch triển khai vấn đề này tới các trường học trên địa bàn.
Cử tri kiến nghị khẩn trương di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra ngoài trung tâm thành phố Hoa hậu Mỹ Linh thích thú trước ý tưởng vì môi trường của thiếu nhi Làm rõ, xử lý nghiêm hành vi "bức tử" môi trường của hai doanh nghiệp Trung Quốc
bao ve ton trong moi truong nhu chinh ngoi nha minh
Học sinh trường Tiểu học Trần Quốc Toản tham gia trả lời câu hỏi về môi trường tại chương trình "Thải rác thông minh - Bình yên sức khỏe"

Với mục đích phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp quản lý giáo dục, nâng cao nhận thức, trang bị kỹ năng cho học sinh về ý thức bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong trường, Phòng GD-ĐT quận Hoàn Kiếm yêu cầu các đơn vị trường học trong toàn quận thực hiện: Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng những văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; Cung cấp cho cán bộ, giáo viên, học sinh kiến thức cơ bản về môi trường, mối quan hệ giữa con người với môi trường xung quanh, sự ô nhiễm và suy thoái môi trường, biện pháp bảo vệ, ứng phó với thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan; Bồi dưỡng cho học sinh thái độ thân thiện với môi trường, có tình cảm yêu quý, tốn trọng thiên nhiên, yêu quý gia đình, trường lớp, quê hương, đất nước;

Bên cạnh đó, các trường cần tăng cường iáo dục học sinh có ý thức quan tâm, giữ gìn, bảo vệ môi trường và có hành động thiết thực bảo vệ môi trường; Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, chống rác thải nhựa, phê phán các hành vi gây hại cho môi trường;Tập trung rèn luyện các kỹ năng, hành vi phát hiện vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu và ứng xử tích cực với các vấn đề biến đổi khí hậy nảy sinh, thực hiện các hành động bảo vệ môi trường phù hợp theo lứa tuổi;

Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận đã phát động và thực hiện phong trào “Hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và phòng chống rác thải nhựa, túi nilon” trong trường học.

Phòng GD-ĐT cũng nhấn mạnh, các trường cần tăng cường đổi mới công tác tuyên truyền thông qua hệ thống thông tin đại chúng (như loa phát thanh, băng rôn, áp phích, tranh cổ động, khẩu hiệu…); Từ đó giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng nếp sống, thói quen, hành vi thân thiện với môi trường cho cán bộ, giáo viên, học sinh.

Bên cạnh đó, các đơn vị cần thực hiện nghiêm túc các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy định của Bộ GD-ĐT, UBND TP Hà Nội; Lồng ghép, tích hợp hiệu quả công tác giáo dục bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu vào chương trình giảng dạy ở các cấp học theo hình thức, nội dung phù hợp; Tổ chức những lớp tập huấn, bồi dưỡng, hội thảo về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong trường học cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.

Ngoài ra, các cơ sở giáo dục cần chức hiệu quả hoạt động thông tin tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học, tổ chức các hoạt động hướng ứng Giờ trái đất, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam…

* Đây là bài viết tuyên truyền bảo vệ môi trường của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2019

Tuổi trẻ Thủ đô
Phiên bản di động