Ý kiến luật sư: Cần khởi tố vụ cháy tại Công ty Rạng Đông

Vụ cháy tại Công ty Rạng Đông là là vụ việc đầu tiên xảy ra tại nội đô gây hậu quả kép: Hỏa hoạn và ô nhiễm môi trường. Tuổi trẻ và Pháp luật đã trao đổi với luật sư về tính pháp lý liên quan tới việc này.
Hơn 300 học sinh nghỉ học sau vụ cháy Công ty Rạng Đông Hàng quán đóng cửa sang nhượng, dân quanh Công ty Rạng Đông thi nhau bán nhà

Trước những quan ngại về vấn đề ô nhiễm môi trường tại khu vực xung quanh vụ cháy tại Công ty Rạng Đông, mới đây Tuổi trẻ và Pháp luật đã có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Quang Tâm, Công ty Luật Phúc Quang (Đoàn luật sư Hà Nội).

Luật sư Tâm cho biết, theo quy định tại Thông tư 28/2014/TT-BCA - Phòng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường Công an TP Hà Nội cần khởi tố vụ án hình sự về vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường quy định tại Điều 237 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:

a) Vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường để xảy ra sự cố môi trường;

b) Vi phạm quy định về ứng phó, khắc phục sự cố môi trường làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên hoặc gây thiệt hại từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng.

y kien luat su can khoi to vu chay tai cong ty rang dong
Cần phải khởi tố để điều tra vụ cháy Công ty Rạng Đông

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 2 năm đến 7 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thiệt hại từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 7.000.000.000 đồng3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm:

a) Làm chết 0 người trở lên;

b) Gây thiệt hại về tài sản 7.000.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm”.

Sau khi khởi tố vụ án, cơ quan Cảnh sát môi trường sẽ tiến hành điều tra, thu thập chứng cứ và tài liệu để chuyển hồ sơ sang Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội để xử lý theo thẩm quyền.

Ngoài việc điều tra rõ nguyên nhân vụ cháy, trách nhiệm của từng cá nhân có chức năng nhiệm vụ trực tiếp liên quan của Công ty Rạng Đông. Theo quy định tại điều luật nêu trên, pháp nhân là Công ty Rạng Đông có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và xử lý theo các chế tài đã nêu.

Trong quá trình điều tra, các cơ quan chức năng sẽ xem xét cụ thể về trách nhiệm của các cá nhân, lãnh đạo có trách nhiệm trong công ty khi để xảy ra sự cố này. Đồng thời, làm rõ việc tuân thủ các quy định về phòng cháy, chữa cháy. Các quy định về bảo đảm an toàn vật liệu ô nhiễm. Để xử lý hành chính hoặc khởi tố hình sự theo quy định tại Điều 313 Bộ luật Gình sự 2015 về phòng cháy, chữa cháy. Hoặc xử lý hình sự theo quy định tại Điều 312 về quản lý chất cháy, chất độc.

Hơn nữa, cơ quan chức năng cần làm rõ sự việc khi xảy ra hỏa hoạn tại đây. Các cá nhân có trách nhiệm trong công ty đã có hành vi che giấu, quanh co, sợ trách nhiệm... không nhanh chóng trình báo vụ cháy tại nơi đang có chất độc nguy hiểm, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Nếu sự việc được công khai, trình báo đầy đủ, có thể đã giảm thiểu rất lớn sự ảnh hưởng đến con người và môi trường như hiện nay. Nếu làm rõ sai phạm, có thể truy cứu trách nhiệm hình sự các cá nhân này theo quy định tại điều 237 đã nêu ở trên.

Thực tế, theo báo cáo ngày 30/8, lãnh đạo công ty này không đề cập đến lượng thủy ngân phát tán, còn lấp liếm cho rằng, nguyên vật liệu chính được sử dụng để sản xuất bóng đèn huỳnh quang đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người kể cả khi cháy và khẳng định các khí thải không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Báo cáo của công ty cũng cho biết, từ năm 2016, công ty chỉ sử dụng viên Amalgam (hỗn hống của Hg – Zn và Bismut) để sản xuất bóng đèn và khối lượng viên Amalgam trong kho chứa hóa chất tầng 1 bị cháy chỉ còn vài cân.

Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế của Tổng cục Môi trường ngày 31/8/2019 cùng với quá trình đấu tranh với lãnh đạo Công ty, Công ty mới thừa nhận toàn bộ 480.000 bóng đèn huỳnh quang bị cháy sử dụng thủy ngân lỏng.

Bộ TN&MT mới đây cho biết, lượng thủy ngân đã phát tán ra ngoài môi trường do sự cố cháy nổ là 15,1kg đến 27,2kg.

Có thể thấy, thiệt hại về ô nhiễm môi trường sau khi vụ cháy tại Công ty Rạng Đông là vô cùng lớn, hậu quả lâu dài. Đây là vụ việc đầu tiên xảy ra tại nội đô có hậu quả kép: Hỏa hoạn và ô nhiễm môi trường. Vì vậy, là cảnh báo trực tiếp cho chính quyền Hà Nội; Cần gấp rút xây dựng lộ trình cụ thể, chi tiết để di chuyển càng sớm càng tốt các cơ sở hoạt động, sản xuất, kinh doanh có nguyên vật liệu độc hại ra khỏi nội đô; Thậm chí, cần đưa vào các khu công nghiệp riêng để quản lý, giám sát chặt chẽ. Chỉ có vậy, mới bảo đảm an toàn về môi trường.

Đây cũng là bài học, báo động cho chính quyền các thành phố lớn và Chính phủ nước ta cần có các hành động quyết liệt trên con đường phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, nhất là phòng ngừa rủi ro và sự cố ô nhiễm môi trường trên toàn quốc.

Chính Thuần
Phiên bản di động