Xúc động trước “Phút hồi sinh” của những chiến sĩ cách mạng bị tù đày
Phụ nữ Gia Lâm tham gia bảo tồn di tích lịch sử Từ năm 2025, Lịch sử sẽ là môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT |
Trưng bày chia thành ba phần theo từng chủ đề, giới thiệu các hiện vật và những tấm ảnh để khách tham quan hiểu và cảm nhận được hành trình tù đày gian khổ, đấu tranh khốc liệt, đến những giây phút tự do quý giá... của các chiến sĩ cách mạng trong một giai đoạn lịch sử của đất nước.
Triển lãm gợi nhắc về quá khứ đau thương nhưng hào hùng của một thời đấu tranh hết mình vì tự do dân tộc |
Phần nội dung thứ nhất “Mở cửa ngục tù”, thể hiện hình ảnh sau năm 1954, hệ thống nhà tù, trại giam được đế quốc Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa thiết lập khắp miền Nam. Sáu nhà tù, trại giam được mệnh danh là “địa ngục trần gian” lớn nhất miền Nam là: Côn Đảo, Phú Quốc, Chí Hòa, Phú Lợi, Tân Hiệp, Thủ Đức. Tại đây, nhiều thủ đoạn tàn khốc đã được áp dụng nhằm đày ải về thể xác, tinh thần tù nhân. Kiên cường đấu tranh chống chế độ giam cầm hà khắc, nhiều chiến sĩ đã anh dũng hy sinh.
Nội dung thứ hai chủ đề “Ngày chiến thắng trở về”, nói về quá trình thực hiện Hiệp định Paris, các cuộc trao trả tù binh, tù chính trị giữa ta và địch được triển khai từ tháng 2/1973. Các cuộc trao trả diễn ra nhiều đợt tại nhiều địa điểm khác nhau, trong đó hai địa điểm trao trả lớn nhất là sông Thạch Hãn (tỉnh Quảng Trị) và sân bay Lộc Ninh (nay thuộc huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước).
Những hình ảnh quý giá của quá khứ được phục dựng và giữ gìn |
Nội dung thứ ba có chủ đề “Viết tiếp bản hùng ca”, thể hiện khoảnh khắc sau ngày chiến thắng trở về, vượt qua nỗi đau thương tật, hoàn cảnh khó khăn, các cựu tù binh, tù chính trị vẫn vươn lên trong quá trình học tập, công tác với nỗ lực bền bỉ. Luôn nhớ về những đồng đội đã hy sinh tại nơi “địa ngục trần gian” năm xưa, những người tù đã phối hợp với lực lượng vũ trang của địa phương tổ chức tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, thăm hỏi các bạn tù có hoàn cảnh khó khăn.
Màn trình diễn được thể hiện bởi những người trẻ tài năng đã thấu hiểu câu chuyện lịch sử của cha ông |
Đáng chú ý, trong khuôn khổ trưng bày còn có một hoạt cảnh đặc biệt là “Phút hồi sinh”, tái hiện lại những phút giây lịch sử hào hùng khi các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày tại bờ sông Thạch Hãn được trao trả. Các nhân chứng lịch sử, trong đó có các cựu tù binh từ Trại giam Phú Quốc, cũng được mời đến để chia sẻ những ký ức của mình khi được trao trả tại các địa điểm như Thạch Hãn và Lộc Ninh trong khoảng thời gian từ năm 1973 đến 1974.
Đây cũng chính là hình ảnh, khoảnh khắc lớn nhất, nằm ở giữa khu vực trưng bày, tạo nên "phút hồi sinh" tên của cuộc triển lãm.