Xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về chất thải rắn
Lạng Sơn: Bán chất thải nguy hại, Công ty CP Sản xuất TM Việt Bắc bị phạt 520 triệu đồng Hà Nội tăng cường quản lý chất thải y tế |
Tổng cục Môi trường dự kiến thành lập 4 đoàn kiểm tra với sự tham gia của Bộ TN&MT, UBND và các Sở TN&MT, Xây dựng, Tài chính của các địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học liên quan.
Theo Tổng cục Môi trường, nội dung đánh giá quản lý Nhà nước đối với chất thải rắn sinh hoạt là làm rõ việc địa phương có ban hành quy hoạch hay không, nếu có thì cần làm rõ nội dung quy hoạch, công nghệ xử lý, thực tế triển khai quy hoạch như thế nào, có đúng theo nội dung được duyệt không? Từ đó để đưa ra những đánh giá cụ thể, thiết thực.
Lập 4 đoàn kiểm tra đánh giá công tác quản lý chất thải rắn trên cả nước. |
Các đoàn kiểm tra sẽ làm việc với 63 tỉnh, thành phố theo đúng chỉ đạo của lãnh đạo Bộ TN&MT. Thành phần đoàn kiểm tra gồm lãnh đạo, chuyên viên của các đơn vị thuộc Tổng cục Môi trường phân chia thành 4 đoàn, trong mỗi đoàn có thành viên là lãnh đạo, cán bộ Sở TN&MT và chịu sự chỉ đạo của Trưởng đoàn.
Các đoàn sẽ kiểm tra, lấy mẫu đối với 51 cơ sở đã có tên trong danh mục đã được Bộ phê duyệt. Các cơ sở khác trên địa bàn giao cho Sở TN&MT thực hiện kiểm tra, đánh giá. Đối với việc phát hiện vi phạm trong quá trình kiểm tra, các đối tượng đánh giá sẽ được tổng hợp lại, báo cáo lãnh đạo Bộ TN&MT xem xét, xử lý.
Trước đó, việc thanh tra, kiểm tra công tác quản lý chất thải rắn đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phê duyệt tại Quyết định số 867/QĐ-BTNMT ngày 10/4/2019.
Theo Kế hoạch, Bộ TN&MT triển khai 6 nhiệm vụ. Trước mắt, Bộ sẽ rà soát, trình ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý nhà nước về chất thải rắn theo hướng Bộ TN&MT là đầu mối, thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về chất thải rắn trên phạm vi cả nước.
Cụ thể, Bộ sẽ tổ chức tổng hợp, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác quản lý chất thải rắn; phân tích hiện trạng và đề xuất sửa đổi, bổ sung nhằm thực hiện phương án thống nhất quản lý nhà nước về chất thải rắn; tổ chức các cuộc họp, hội thảo và lấy ý kiến các Bộ Tư pháp và các Bộ ngành liên quan về nội dung báo cáo rà soát và các đề xuất sửa đổi, bổ sung; xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung các Nghị định có liên quan đến chất thải rắn theo hướng Bộ TN&MT là đầu mối, thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về chất thải rắn. Việc rà soát, sửa đổi văn bản pháp luật kết thúc vào tháng 6/2019.
Tiếp đến, Bộ TN&MT sẽ rà soát, kiểm tra, đánh giá toàn diện thực trạng công tác quản lý chất thải rắn trên phạm vi cả nước. Để thực hiện nhiệm vụ này, Bộ yêu cầu các địa phương trên toàn quốc báo cáo về công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn để bước đầu nắm bắt thông tin tổng quát.
Đồng thời, Tổng cục Môi trường tổ chức các đoàn công tác làm việc với các địa phương để rà soát, đánh giá công tác quản lý nhà nước của các địa phương, bao gồm công tác lập quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch, năng lực thu gom, vận chuyển và xử lý của địa phương so với lượng chất thải phát sinh, tổ chức bộ máy, phân công trách nhiệm giữa các cơ quan chuyên môn về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, đơn giá thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn, …
Tổng cục Môi trường và Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ kiểm tra, đánh giá hiện trạng các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các địa phương. Trong đó, Tổng cục Môi trường sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá các cơ sở xử lý chất thải có công suất lớn, công nghệ xử lý đặc trưng, những điểm nóng về môi trường, ....; Sở TN&MT các tỉnh kiểm tra, đánh giá các cơ sở còn lại trên địa bàn.
Việc triển khai kiểm tra, đánh giá bắt đầu trong tháng 4/2019 đến hết tháng 5/2019. Trước ngày 30/5/2019, các Đoàn công tác gửi báo cáo kết quả về Tổng cục Môi để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ.