Xử lý hơn 3.200 cửa hàng 'thổi' giá khẩu trang, nước sát khuẩn
Thủ tướng: Tập trung sản xuất khẩu trang, vật tư y tế phòng, chống dịch corona Hai chị em gom 5.000 chiếc khẩu trang bán lậu sang Trung Quốc |
Theo báo cáo của Tổng cục Quản lý thị trường, trong ngày 7/2, lực lượng Quản lý thị trường đã kiểm tra, giám sát 242 kinh doanh thiết bị y tế, các hiệu thuốc trên địa bàn cả nước.
Qua đó, lực lượng Quản lý thị trường đã phát hiện và xử lý 63 đơn vị vi phạm, thu nộp ngân sách nhà nước 82.000.000 đồng, đồng thời tạm giữ 370.790 khẩu trang các loại.
Như vậy, cộng dồn từ ngày 31/1 đến ngày 7/2, lực lượng Quản lý thị trường trên cả nước đã kiểm tra, giám sát, xử lý 3.206 vụ vi phạm đối với mặt hàng khẩu trang và nước sát trùng, sát khuẩn trên địa bàn cả nước.
Từ ngày 31/1 đến ngày 7/2, lực lượng Quản lý thị trường trên cả nước đã kiểm tra, giám sát, xử lý 3.206 vụ vi phạm đối với mặt hàng khẩu trang và nước sát trùng, sát khuẩn trên địa bàn cả nước. |
Theo nhà chức trách, tại TP Hà Nội, mặt hàng khẩu trang y tế khan hiếm, một số công ty như Công ty TNHH MTV Dệt kim Đông Xuân cung cấp khẩu trang vải không lợi nhuận ra thị trường.
Với tình trạng nước rửa tay sát khuẩn khan hiếm, một số trường đại học trên địa bàn Hà Nội đã pha chế ra nước rửa tay phát miễn phí cho cán bộ, sinh viên và người dân.
Tại Lạng Sơn, Lào Cai thì một số cơ sở kinh doanh thuốc tân dược, nhà hàng, khách sạn, các điểm kinh doanh nhỏ tại địa bàn các huyện, thị xã, thành phố không bán nhưng tặng khẩu trang miễn phí cho khách đến mua hàng với số lượng giới hạn 1 – 2 chiếc/ người.
Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn hàng cung cấp cho các cơ sở kinh doanh dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng hóa, nhất là mặt hàng khẩu trang y tế nên nhiều cửa hàng thuốc, vật tư y tế treo biển “không bán khẩu trang”.
Tại TP HCM, các cơ sở, nhà thuốc, cửa hàng dụng cụ y tế trên địa bàn kinh doanh mặt hàng khẩu trang và nước rửa tay khử trùng với số lượng nhỏ, nhiều cửa hàng thông báo hết hàng do cơ sở sản xuất chưa kịp cung ứng; không có tình trạng chen lấn mua hàng hay thu gom, găm hàng.
Còn tại Đà Nẵng, Tại trong ngày 7/2 chưa phát hiện trường hợp găm hàng, tăng giá bất hợp lý. Đa số các địa điểm kinh doanh để bảng thông báo hết mặt hàng khẩu trang y tế. Tại các địa điểm bán khẩu trang với giá bình ổn, số lượng người xếp hàng đợi mua khá đông đúc, sau khi mở bán từ 06h30’ sáng thì đến 07h30’ tại các điểm này đã bán hết, mỗi người chỉ được mua từ 01-02 hộp/48 cái.
Một số tổ chức, cá nhân tiếp tục cấp phát khẩu trang miễn phí cho người dẫn và khách du lịch. Do ảnh hưởng dịch bệnh, khách du lịch hủy tour nhiều nên trong 3 ngày gần đây, lượng du khách tham quan các cơ sở văn hóa, di tích và sử dụng các dịch vụ du lịch tại thành phố Đà Nẵng đang giảm mạnh.
Theo nguồn tin của phóng viên, Tổng cục Quản lý thị trường cũng vừa có công văn gửi Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn công tác xử lý hàng hóa bị tạm giữ hoặc bị tịch thu do vi phạm hành chính đối với hàng hóa là khẩu trang y tế và dung dịch nước sát trùng, diệt khuẩn.
Cụ thể, về quy trình xử lý, do dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, tình trạng khan hiếm các mặt hàng khẩu trang y tế và dung dịch nước sát trùng, diệt khuẩn đang diễn ra trên cả nước, để nhanh chóng xử lý đưa số hàng hóa đảm bảo chất lượng, rõ ràng thông tin về tổ chức, cá nhân sản xuất, cung ứng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu phòng, chống dịch của nhân dân, Tổng cục Quản lý thị trường đề nghị các đơn vị vận dụng khoản 5 Điều 2 Thông tư số 173/2013/TT-BTC ngày 20/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện mốt số nội dung về quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính (Thông tư số 173/2013/TT-BTC) để xác định và thực hiện quy trình xử lý tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng.
Đối với hàng hóa bị tạm giữ hoặc bị tịch thu do vi phạm hành chính nếu xác định được tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về sản xuất, cung ứng hàng hóa, đề nghị thực hiện xử lý theo quy trình xử lý tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng tại Thông tư số 173/2013/TT-BTC và Nghị định số 29/2018/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữ toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
Đối với những hàng hóa bị tạm giữ hoặc bị tịch thu do vi phạm khác, đề nghị phối hợp, tham mưu với các cơ quan chức năng thành viên Ban Chỉ đạo 389 và các cơ quan có liên quan tại địa phương xcs định chất lượng, nguồn gốc hàng hóa trước khi quyết định phương án xử lý.