Xây hai dự án nhiệt điện tỷ đô, PV Power có gần 4 tỷ đồng tiền mặt

Tính đến hết năm 2018, tiền và các khoản tương đương tiền của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam là hơn 3.200 tỷ đồng, trong đó, tiền mặt xấp xỉ 4 tỷ đồng.
xay hai du an nhiet dien ty do pv power co gan 4 ty dong tien mat

Như thông tin chúng tôi đã đưa, Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 234/QĐ-TTg về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) sẽ là chủ đầu tư Dự án nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4; địa điểm trong KCN Ông Kèo, tiếp giáp với hàng rào phía Tây của nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch 2, gần ngã ba sông Đồng Tranh - Lòng Tàu, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.

Theo quyết định phê duyệt, cả 2 dự án đều sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), công suất mỗi nhà máy 650-880MW, tổng mức đầu tư xấp xỉ 33.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 1,4 tỷ USD. Theo kế hoạch, dự án nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4 sẽ được đưa vào vận hành trong giai đoạn 2022 - 2023. Nguồn vốn thực hiện dự án dự kiến 30% vốn chủ sở hữu và 70% vốn vay.

Tính đến thời điểm 31/12/2019, PV Power chỉ có xấp xỉ 4 tỷ đồng tiền mặt.

Tính đến thời điểm 31/12/2019, PV Power chỉ có xấp xỉ 4 tỷ đồng tiền mặt.

Trước đó, dự án nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3, Nhơn Trạch 4 đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung vào Quy hoạch Điện VII điều chỉnh tại Quyết định số 212/TTg-CN ngày 13/2/2017 và được Bộ Công Thương phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch địa điểm xây dựng Trung tâm điện lực Nhơn Trạch tại Quyết định số 3453/QĐ-BCT ngày 6/9/2017.

Việc PV Power được phê duyệt là chủ đầu tư Dự án nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 không phải là bất ngờ. Tuy nhiên, dư luận đặt ra dấu hỏi về năng lực tài chính để thực hiện dự án của chủ đầu tư, đặc biệt trước đó Bộ Tài chính cũng đã từng nghi ngờ về khả năng thu xếp vốn của PV Power.

Tính đến thời điểm hết năm 2018, PV Power đang có khoản nợ xấu xấp xỉ 306 tỷ đồng.

Tính đến thời điểm hết năm 2018, PV Power đang có khoản nợ xấu xấp xỉ 306 tỷ đồng.

Theo tìm hiểu của phóng viên, báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2018 của PV Power cho thấy, trong 6 tháng cuối năm 2018, Công ty đạt 14.835 tỷ đồng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, giảm xấp xỉ 3.000 tỷ đồng so với 6 tháng đầu năm; lợi nhuận gộp đạt xấp xỉ 1.750 tỷ đồng, giảm khoảng 700 tỷ đồng; trong khi đó, chi phí tài chính lại tăng hơn 320 tỷ đồng so với thời điểm 6 tháng đầu năm, lên mức 1.070 tỷ đồng (trong đó chi phí lãi vay 660 tỷ đồng). Kết quả, trong 6 tháng cuối năm, PV Power chỉ đạt 580 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm gần 900 tỷ đồng so với 6 tháng đầu năm.

Đáng nói, tính đến thời điểm hết năm 2018, nợ phải trả của PV Power là 31.200 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn là 17.500 tỷ đồng và 13.760 tỷ đồng nợ dài hạn.Trong khi vốn chủ sở hữu của PV Power chỉ khoảng 26.850 tỷ đồng. Như vậy, khoản nợ phải trả của PV Power đã cao hơn xấp xỉ 4.350 tỷ đồng.

Cũng theo báo cáo tài chính hợp nhất, đến thời điểm ngày 31/12/2018, tổng tài sản của PV Power đạt hơn 58.100 tỷ đồng, giảm hơn 6.000 tỷ đồng so với thời điểm ngày 1/7/2018. Trong đó chủ yếu là tài sản cố định chiếm tới hơn 40.000 tỷ đồng, đặc biệt là tiền và các khoản tương đương tiền chỉ xấp xỉ 3.200 tỷ đồng (tiền mặt chỉ xấp xỉ 4 tỷ đồng, các khoản tương đương tiền hơn 3.000 tỷ đồng).

Đặc biệt, tính đến thời điểm hết năm 2018, PV Power đang có khoản nợ xấu xấp xỉ 306 tỷ đồng, trong đó giá trị có thể thu hồi chỉ hơn 58 tỷ đồng. Hiện nợ xấu của PV Power chủ yếu nằm tại Công ty CP xuất nhập khẩu Tân Hồng (96,8 tỷ đồng), Công ty CP tập đoàn Vina Megastar (33,6 tỷ đồng), Công ty TNHH Thành Đức (hơn 20 tỷ đồng)... và đều khó có khả năng thu hồi. Theo PV Power, tại thời điểm 31/12/2018, giá trị có thể thu hồi được đánh giá bằng dư nợ trừ đi số trích lập dự phòng phải thu theo quy định.

Hậu Lộc
Phiên bản di động