Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc: Khánh thành đền Liệt sĩ Nguyễn Thái Học

Chiều 22/4, huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc) đã khánh thành đền thờ Liệt sĩ Nguyễn Thái Học tại thị trấn Thổ Tang.
Trường Mầm non Vĩnh Thịnh (Vĩnh Tường) xứng đáng với Cờ thi đua của Chính phủ Huyện Vĩnh Tường: Hơn 90% cử tri xã Lý Nhân đồng tình sắp xếp đơn vị hành chính Sôi động hoạt động thể thao ngành cửa Vĩnh Phúc lần thứ 1

Đền thờ Liệt sĩ Nguyễn Thái Học được xây dựng tại thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường với diện tích gần 1ha, tổng mức đầu tư hơn 10 tỷ đồng.

Các hạng mục của công trình gồm: Nhà tưởng niệm, nhà tả vu, hữu vu, nghi môn (cổng), hồ sen cùng các công trình phụ trợ được thiết kế khoa học và hài hòa. Đặc biệt, đền thờ được xây dựng theo kiến trúc truyền thống của người Việt bằng các vật liệu gỗ, nền lót gạch nung, lợp mái ngói.

undefined
Các đại biểu thắp hương

Về Liệt sĩ Nguyễn Thái Học, ông sinh năm Nhâm Dần (1902) tại làng Thổ Tang, tổng Lương Điền, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên (nay là thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc).

undefined
Người dân mang lễ thắp hương ngày khánh thành đền thờ Liệt sĩ Nguyễn Thái Học

Ông là con cả của cụ Nguyễn Văn Hách và bà Nguyễn Thị Quỳnh. Gia đình ông là một gia đình trung nông sống bằng nghề làm ruộng và dệt vải, buôn vải. Thủa nhỏ, ông theo học chữ Hán, đã đỗ Tú tài trong làng. Năm 1913, ông vào học trường Tiểu học Pháp Việt phủ Vĩnh Tường, sau chuyển lên trường Việt Trì.

undefined

Theo sử ghi, ông Nguyễn Thái Học sớm có tinh thần yêu nước, nhạy cảm với thời cuộc, nên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường (năm 1925), ông đã tham gia nhiều hoạt động cách mạng với mong muốn cải tổ hành chính, tạo điều kiện cho dân nghèo sống cuộc đời dễ chịu hơn, ban hành quyền tự do ngôn luận…

undefined

Năm 1930, lãnh tụ Việt Nam quốc dân Đảng Nguyễn Thái Học cùng các nhóm yêu nước tiến hành cuộc khởi nghĩa Yên Bái nhằm chống thực dân Pháp nhưng bị thất bại, ông cùng nhiều lãnh đạo của Việt Nam Quốc dân Đảng bị tử hình.

Nói đến tư tưởng cách mạng của Nguyễn Thái Học, phải nhắc đến câu nói nổi tiếng “Nếu không thành công cũng thành nhân” của ông. Tư tưởng này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự nghiệp cách mạng của Nguyễn Thái Học và đại cục của Việt Nam Quốc dân đảng và cũng là ngòi nổ của cuộc khởi nghĩa Yên Bái.

Lê Sơn
Phiên bản di động