Vĩnh Phúc: Tuyên truyền, kiểm tra đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đi vào thực chất

Các sở, ngành, địa phương của tỉnh Vĩnh Phúc luôn đặc biệt quan tâm, triển khai ngăn chặn kịp thời vi phạm về an toàn thực phẩm, không để thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhập lậu lưu thông trên thị trường.
Thăm hỏi, trao quà nhân dịp Tháng công nhân năm 2023 tại Vĩnh Phúc Huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc): "4 tại chỗ" trong phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Huyện Yên Lạc: Xã Trung Kiên – Điểm sáng xây dựng nông thôn mới nâng cao

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền người dân về ATTP

Với vai trò là đơn vị chủ quản, chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác đảm bảo VSATTP, SY tế Vĩnh Phúc tập trung triển khai 4 nhiệm vụ trọng tâm chính là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, vai trò của các cấp, ngành, người dân về ATTP.

Đồng thời, ngành Y tế Vĩnh Phúc cũng siết chặt công tác quản lý Nhà nước về ATTP, nhân rộng các mô hình bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn… đảm bảo ATTP.

Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra VSATTP tại các cơ sở kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên.
Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra VSATTP tại các cơ sở kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên.

SY tế Vĩnh Phúc cũng nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP, thẩm định, cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý.

Cùng đó, SY tế Vĩnh Phúc cũng tăng cường công tác kiểm tra đối với các loại thực phẩm, chất phụ gia, cơ sở SXKD thực phẩm, bếp ăn tập thể… thuộc thẩm quyền quản lý, kịp thời xử lý các sự cố về ATTP và ngộ độc thực phẩm.

Năm 2022, SY tế Vĩnh Phúc đã xây dựng được 7 mô hình kiểm soát ATTP, 100% thủ tục hành chính liên quan đến tiếp nhận, đăng ký bản công bố sản phẩm, xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý được giải quyết kịp thời trên phần mềm dịch vụ công trực tuyến đạt mức độ 4.

Ông Trần Văn Chung, Trưởng phòng An toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế) cho biết, từ tháng 8/2022 - 2/2023, thông qua công tác kiểm tra, kiểm tra hậu kiểm, đoàn kiểm tra liên ngành của SY tế đã tiến hành kiểm tra ATTP đối với 140 cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, phát hiện 11 cơ sở vi phạm, xử phạt hành chính hơn 153 triệu đồng.

Qua công tác thanh, kiểm tra và xử lý vi phạm cho thấy, tình trạng mất VSATTP được đẩy lùi với chế tài xử lý đủ sức răn đe, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng về ATTP.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã chủ động nắm bắt tình hình, tăng cường quản lý, thực hiện ký cam kết thực phẩm an toàn đối với các cơ sở xuất kinh doanh không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP theo quy định.

Đến nay, Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho hơn 9.300 lượt cán bộ quản lý, chủ cơ sở, người lao động tại các cơ sở sản xuất kinh doanh nông - lâm - thủy sản về ATTP, đồng thời, hướng dẫn áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, áp dụng quy trình sản xuất, hệ thống quản lý đảm bảo ATTP, phòng chống dịch bệnh; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm nông sản sạch.

Đến hết năm 2022, đã có gần 24.300 cơ sở sản xuất kinh doanh nông - lâm - thủy sản thực hiện ký cam kết SXKD thực phẩm an toàn, toàn tỉnh đã hình thành được 25 mô hình chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông - lâm - thủy sản an toàn.

Tính riêng trong năm 2022, Sở NN&PTNT đã thực hiện kiểm tra liên ngành việc chấp hành pháp luật về ATTP đối với 173 cơ sở sản xuất kinh doanh nông - lâm - thủy sản, lấy hơn 4.300 mẫu nông sản, thực phẩm để phân tích chất lượng.

Sở NN&PTNT cũng thực hiện đánh giá, cấp giấy Chứng nhận VietGAP cho 30 cơ sở sản xuất kinh doanh nông - lâm - thủy sản; tổ chức 4 hội chợ xúc tiến thương mại, 10 quầy hàng, điểm trưng bày để kết nối, quảng bá các sản phẩm nông sản sạch đến người tiêu dùng.

Đối với ngành Công thương, bên cạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cơ sở, hộ sản xuất kinh doanh về ATTP, Sở Công thương Vĩnh Phúc phối hợp chặt chẽ với lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định pháp luật về ATTP tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, kiểm soát ATTP đối với các làng nghề sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, ngăn chặn thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm, đảm bảo VSATTP cho người tiêu dùng.

Bếp ăn bán trú luôn đảm bảo Vệ sinh An toàn thực phẩm
Bếp ăn bán trú trường MN Hoa Lan, huyện Bình Xuyên luôn đảm bảo Vệ sinh An toàn thực phẩm

Năm 2022, Sở Công thương đã thành lập đoàn kiểm tra ATTP đối với 50 cơ sở SXKD, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về SXKD thực phẩm tại 2 doanh nghiệp, phối hợp với Cục Quản lý thị trường tỉnh kiểm tra việc chấp hành pháp luật và SXKD thực phẩm đối với 270 cơ sở, phát hiện và xử phạt hành chính đối với 23 cơ sở với số tiền 18 triệu đồng.

Hiện nay, ngoài các cơ sở SXKD thực phẩm, đã có gần 1.900 hộ SXKD nông - lâm - thủy sản ký cam kết đảm bảo VSATTP; toàn tỉnh đã xây dựng được 4 mô hình chợ thí điểm đảm bảo ATTP, áp dụng tiêu chuẩn TCVN 11856: 2017 về chợ kinh doanh thực phẩm.

Tại các huyện, thành phố, công tác đảm bảo VSATTP được chú trọng, 100% các địa phương đã thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP, phân công nhiệm vụ và gắn trách nhiệm đối với từng thành viên tham gia.

Hằng năm, các địa phương ban hành và triển khai kế hoạch thực hiện quy định pháp luật về ATTP; thường xuyên kiểm tra, giám sát điều kiện an toàn đối với các cơ sở SXKD thực phẩm, bếp ăn tập thể trên địa bàn quản lý.

Hiện toàn tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng thí điểm được 3 mô hình kiểm soát ATTP đối với bếp ăn tập thể tại thành phố Vĩnh Yên và huyện Yên Lạc.

Ngăn chặn thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc xuất xứ lưu thông trên thị trường

Thực hiện Chỉ thị số 08 của Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề ATTP trong tình hình mới, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định số 09 về trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong quản lý Nhà nước về ATTP.

Nhà máy giết mổ gia cầm ở xã Hợp Châu huyện Tam Đảo thuộc Công ty TNHH Japfa comfeed Việt Nam luôn đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh ATTP, duy trì giết mổ 1.000-3.000 con gia cầm/ngày
Nhà máy giết mổ gia cầm ở xã Hợp Châu huyện Tam Đảo thuộc Công ty TNHH Japfa comfeed Việt Nam luôn đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh ATTP, duy trì giết mổ 1.000-3.000 con gia cầm/ngày

Quyết định là cơ sở pháp lý vững chắc để các sở, ngành, địa phương thực hiện tốt hơn nữa công tác VSATTP trong ngành, lĩnh vực quản lý.

Để công tác đảm bảo VSATTP tiếp tục đi vào chiều sâu, UBND tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu các địa phương đưa chỉ tiêu ATTP vào kế hoạch phát triển KT - XH; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiện toàn bộ máy làm công tác ATTP từ tuyến cơ sở.

Các địa phương triển khai hiệu quả công tác thanh, kiểm tra VSATTP, ngăn chặn thực phẩm bẩn, nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ lưu thông trên thị trường; đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý nhà nước về ATTP, đồng thời, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về ATTP với các đơn vị liên quan.

Lê Sơn
Phiên bản di động