Vĩnh Phúc: Triển lãm mỹ thuật “Cảm xúc Vĩnh Tường”

Ngày 18/11, Huyện ủy, UBND huyện Vĩnh Tường phối hợp với Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật “Cảm xúc Vĩnh Tường” chào mừng kỷ niệm 200 năm danh xưng Vĩnh Tường (1822-2022).
Lần đầu tiên tổ chức Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Vĩnh Phúc 2022Yên Lạc (Vĩnh Phúc): Tôn vinh - Nhà giáo trong sự nghiệp “rèn đức, luyện tài”Vĩnh Phúc: Tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp chuyển đổi số cho cán bộ Đoàn, Hội

Cách đây 2 thế kỷ, vào năm Minh Mạng thứ 3 (1822), trong cuộc cải cách hành chính của triều Nguyễn, phủ Tam Đa (trước đó là phủ Tam Đái, trấn Sơn Tây) được đổi tên thành phủ Vĩnh Tường (khi ấy gồm 5 huyện là Bạch Hạc, Lập Thạch, Yên Lãng, Yên Lạc, Tam Dương). Danh xưng, tên gọi Vĩnh Tường cũng xuất hiện từ đó. Địa phận huyện Vĩnh Tường ngày nay thuộc huyện Bạch Hạc thuở xưa.

Lãnh đạo huyện Vĩnh Tường tặng hoa chúc mừng triển lãm mỹ thuật “Cảm xúc Vĩnh Tường”
Lãnh đạo huyện Vĩnh Tường tặng hoa chúc mừng triển lãm mỹ thuật “Cảm xúc Vĩnh Tường”

Kể từ đó đến nay, tên gọi ấy, danh xưng ấy luôn được lưu nhớ vào lịch sử xây dựng và phát triển của vùng đất này, là niềm tự hào về một vùng địa linh nhân kiệt - nơi được xem là “điểm đầu” của châu thổ Bắc Bộ trù mật; cũng là một trong những nơi khởi nguyên nền văn minh Việt - văn minh lúa nước - văn minh sông Hồng rực rỡ và độc đáo.

Một số tiết mục văn nghệ chào mừng triển lãm
Một số tiết mục văn nghệ chào mừng triển lãm

Trên vùng đất này, các thế hệ người Việt đã đời nối đời kết đoàn bên nhau, lao động, tranh đấu không ngừng nghỉ để dựng xây nên một quê hương Vĩnh Tường trong lòng Vĩnh Phúc giàu mạnh, ngày càng phát triển.

Những giá trị bất biến về lịch sử, văn hóa truyền thống lâu đời và đặc sắc của vùng đất Vĩnh Tường; hình ảnh đất Vĩnh Tường trù mật, người Vĩnh Tường cần cù, sáng tạo, thông minh và nhân hậu, kiên dũng mà nghĩa tình, chung thủy cùng vẻ đẹp vừa mang đậm bản sắc Việt lâu đời được kết hợp hài hòa với sự đổi mới, hiện đại của Vĩnh Tường hôm nay đã và luôn là động lực để mỗi người dân Vĩnh Tường càng tự hào về quê hương.

Cắt băng khai mạc triển lãm mỹ thuật
Cắt băng khai mạc triển lãm mỹ thuật

Vẻ đẹp, sự phát triển năng động, những thành quả rất đáng tự hào của Vĩnh Tường trên mọi lĩnh vực còn là nguồn cảm hứng sáng tạo bất tận cho các loại hình văn học, nghệ thuật, các văn nghệ sĩ, trong đó có họa sĩ Quỳnh Thơm.

Triển lãm trưng bày 200 tác phẩm hội họa, là những sáng tác mới nhất của họa sĩ Quỳnh Thơm về quê hương Vĩnh Tường, vùng đất giàu truyền thống lịch sử - văn hóa, truyền thống cách mạng đang nỗ lực đổi mới, hội nhập và phát triển.

Triển lãm cũng là một một hoạt động văn hóa giàu ý nghĩa nằm trong chuỗi các sự kiện của Huyện ủy, UBND huyện Vĩnh Tường hướng tới chào mừng kỷ niệm 200 năm danh xưng Vĩnh Tường.

Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh do họa sĩ Quỳnh Thơm phác họa được trưng bày tại triển lãm mỹ thuật “Cảm xúc Vĩnh Tường”
Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh do họa sĩ Quỳnh Thơm phác họa được trưng bày tại triển lãm mỹ thuật “Cảm xúc Vĩnh Tường”

Với đặc trưng của nghệ thuật thị giác, thông qua các tác phẩm hội họa được thể hiện bằng các chất liệu acylic, sơn dầu, mực nho…, triển lãm không chỉ mang tới cho người xem những cảm xúc nhân văn, tốt đẹp về quê hương, đất nước, mà còn góp phần tuyên truyền, giáo dục cho các thế hệ người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về quê hương Vĩnh Tường nói riêng, về Vĩnh Phúc nói chung trên hành trình hội nhập, đổi mới và phát triển. Triển lãm cũng là tiếng lòng, là sự tri ân sâu sắc của họa sĩ Quỳnh Thơm dâng tặng quê hương anh hùng Vĩnh Tường.

Lê Sơn
Phiên bản di động