Vĩnh Phúc: Lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ, môi trường làm tiêu chí ưu tiên thu hút đầu tư

Năm 2023, Ban quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục đặt ra nhiều mục tiêu quan trọng, từng bước nâng cao chất lượng quản lý, đẩy mạnh thu hút đầu tư, trở thành điểm đến hấp dẫn, lý tưởng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Sở Y tế Vĩnh Phúc ký cam kết thực hiện 40 nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 Vĩnh Phúc: Hơn 230 nghìn du khách về với Quốc mẫu Tây Thiên, chiêm bái cõi Phật vãn cảnh tiên Vĩnh Phúc: Thu hút đông đảo du khách lễ hội Đúc Bụt năm 2023
Hạ tầng KCN Bá Thiện 2 (Bình Xuyên) được xây dựng đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi trong thu hút đầu tư, sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp
Hạ tầng KCN Bá Thiện 2 (Bình Xuyên) được xây dựng đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi trong thu hút đầu tư, sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp

Ông Nguyễn Xuân Phương - Trưởng ban Quản lý các KCN Vĩnh Phúc cho biết, thu hút đầu tư vào KCN tỉnh trong năm 2022 đã đạt vượt chỉ tiêu, kế hoạch đề ra.

Cụ thể, Ban Quản lý các Khu công nghiệp đã thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới cho 15 dự án đầu tư trong nước và điều chỉnh tăng vốn cho 2 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4.694,5 tỷ đồng, vượt 369% kế hoạch năm; thực hiện cấp mới cho 26 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và điều chỉnh tăng vốn cho 35 lượt dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 425,9 triệu USD, đạt vượt 42% so với kế hoạch đề ra.

Đây là kết quả của sự nỗ lực rất lớn trong hoạt động xúc tiến đầu tư, cũng như sự cố gắng của các sở, ngành, địa phương của tỉnh trong cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư để Vĩnh Phúc tiếp tục là điểm đến an toàn, tin cậy cho các nhà đầu tư gắn bó lâu dài.

Tạo việc làm cho trên 126 nghìn lao động trong và ngoài tỉnh

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, hầu hết các doanh nghiệp trong các KCN trên địa bàn tỉnh đều có ý thức chấp hành nghiêm công tác phòng, chống dịch trong sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp phải thay đổi phương án sản xuất, áp dụng biện pháp cắt ghép dây chuyền sản xuất, tổ chức làm thêm giờ, tăng ca,... để bảo đảm các hợp đồng đã ký với khách hàng.

Từ tháng cuối quý II/2022, khi dịch COVID-19 cơ bản đã được kiểm soát, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có sự khởi sắc, một số doanh nghiệp có quy mô vốn lớn mới được thành lập từ năm 2021 bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, một số dự án tăng quy mô sản xuất, điều chỉnh kế hoạch sản xuất hợp lý, đơn hàng ổn định, vận hành tối ưu công xuất nhà máy, hoạt động hiệu quả, góp phần nâng tổng chỉ tiêu về doanh thu, xuất khẩu, nộp NSNN của các dự án trong KCN năm 2022 tăng 10-15% so với cùng kỳ năm 2021.

Trưởng Ban quản lý các KCN Vĩnh Phúc, Nguyễn Xuân Phương, trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với Dự án nhà máy Ojitex Vĩnh Phúc 100% vốn đầu tư Nhật Bản, đầu tư tại KCN Thăng Long Vĩnh Phúc với tổng vốn đăng ký 58 triệu USD
Trưởng Ban quản lý các KCN Vĩnh Phúc, Nguyễn Xuân Phương, trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với Dự án nhà máy Ojitex Vĩnh Phúc 100% vốn đầu tư Nhật Bản, đầu tư tại KCN Thăng Long Vĩnh Phúc với tổng vốn đăng ký 58 triệu USD

Về cơ bản, các doanh nghiệp khắc phục được khó khăn, duy trì sản xuất bình thường, góp phần giữ vững sự ổn định và tăng trưởng của các chỉ tiêu về doanh thu, xuất khẩu, nộp NSNN của các dự án trong KCN trong năm 2022.

Một số lĩnh vực có sự tăng trưởng tốt so với năm 2021 là điện tử, cơ khí chính xác cho ngành ô tô, xe máy, tiêu biểu: Dự án của Công ty Piaggio có doanh thu, xuất khẩu tăng khoảng trên 20%; Công ty BH Flex Vina (sản xuất linh kiện điện tử) các chỉ tiêu doanh thu, sản lượng, tăng 40-45%; Công ty VPIC (sản xuất phụ tùng ô tô xe máy) doanh thu tăng 20%,...

Đến nay các doanh nghiệp KCN đã tạo việc làm cho trên 126 nghìn lao động trong và ngoài tỉnh, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế- xã hội và nguồn thu ngân sách của tỉnh.

Năm 2023, BQL KCN lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ, môi trường làm tiêu chí thu hút đầu tư

Ông Nguyễn Xuân Phương - Trưởng ban Quản lý các KCN Vĩnh Phúc
Ông Nguyễn Xuân Phương - Trưởng ban Quản lý các KCN Vĩnh Phúc ( ảnh Thanh Nga)

Định hướng thu hút đầu tư vào các KCN tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới vẫn là ưu tiên thu hút đầu tư các dự án phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh, phù hợp với quy hoạch phát triển và định hướng chung của quốc gia, khu vực và của tỉnh, bảo đảm mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững; trong đó, Ban Quản lý các KCN tỉnh sẽ tập trung thu hút vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, công nghiệp hỗ trợ cho ngành ô tô, xe máy và điện tử, phát triển các ngành nghề mới trên nền tảng công nghiệp 4.0, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang hướng tới một nền kinh tế số, chính phủ số và xã hội số.

Thời gian tới, KCN tỉnh Vĩnh Phúc dự kiến thu hút 20 - 25 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng vốn 350 triệu USD và 10 - 12 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư 3.000 tỷ đồng.

Lê Sơn
Phiên bản di động