Ước mơ 2021 của người trẻ tuyến đầu chống dịch
Việt Nam chi khoảng 18,1 nghìn tỷ đồng cho phòng, chống dịch Covid-19 Kinh nghiệm "vượt khó" của Hà Nội trong đại dịch Covid-19 Tăng cường phòng, chống dịch trong dịp lễ Giáng sinh và Tết Dương lịch |
Năm 2021, những bác sĩ trẻ, những người ở tuyến đầu chống dịch mang trong mình nhiều khát khao, vượt qua khó khăn để góp phần xây dựng Việt Nam hùng cường hơn.
Mọi người có trách nhiệm hơn với cộng đồng
Dịch bệnh xảy ra trong năm vừa qua làm tôi thay đổi nhiều thứ, từ tư tưởng sống đến cách nhìn đời. Được vinh dự là một trong những bác sĩ trẻ tham gia chống dịch đợt đầu, tôi rất vui vì được cống hiến tuổi xuân cho đất nước, được làm những việc rất ý nghĩa. Những ngày đi chống dịch là những kỷ niệm đẹp mà có lẽ mãi về sau này tôi sẽ không bao giờ quên.
Sẽ dập tắt dịch Covid-19 Mã Phượng Thi, sinh viên năm cuối Trường ĐH Khoa học xã hội - nhân văn TP.HCM, mong muốn bản thân có sức khỏe vì trải qua những biến động năm 2020, cô nhận ra sức khỏe là điều quý giá nhất. Cô hy vọng năm 2021 dịch Covid-19 sẽ bị dập tắt và cuộc sống trở lại bình thường. Còn đối với Hồ Thị Mỹ Linh (23 tuổi, quê Hà Tĩnh; vừa học xong đại học ở Huế), giữa tháng 2.2020 cô vào TP.HCM lập nghiệp cũng gặp rất nhiều khó khăn. Cô đang dần thích nghi với cuộc sống và công việc. Linh cho biết: “Hy vọng năm 2021 bản thân sẽ làm tốt công việc hiện tại, sức khỏe sẽ tốt hơn, người thân cũng luôn mạnh khỏe. Dịch bệnh sẽ qua nhanh để mọi người ổn định cuộc sống”. An Chiên |
Tình hình dịch bệnh hiện lại bắt đầu trở nên phức tạp. Hy vọng mọi người biết nghĩ cho người khác, có trách nhiệm hơn với cộng đồng, đừng vì bản thân mà để công sức của cả xã hội bị đổ sông, đổ biển. Hy vọng sang năm 2021 sẽ là một trang mới với đất nước, dịch bệnh sẽ được kiểm soát, vắc xin sẽ được phổ biến, và mỗi chúng ta sẽ rút ra được những bài học cho riêng mình về đợt dịch vừa qua. Biết yêu thương hơn, trân trọng hơn và có trách nhiệm với xã hội hơn. Đội ngũ y bác sĩ trẻ chúng tôi sẽ mãi đồng hành cùng cả nước vượt qua dịch bệnh Covid-19. Bác sĩ Nguyễn Đăng Quang (Bệnh viện Q.4, TP HCM) |
Cùng chúng tôi chống dịch bệnh
Năm 2020 qua đi với nhiều khó khăn trong công tác phòng chống dịch bệnh, từ việc điều tra, giám sát, chuyên chở người theo dõi cách ly; khó khăn trong thiếu hụt trang phục bảo hộ, khẩu trang trong giai đoạn đầu chống dịch; ngày đêm truy vết các ca F1; có những bạn phải xa gia đình hàng mấy tháng trời để tham gia tuyến đầu chống dịch. Nhưng dù có khó khăn cỡ nào, đội ngũ y tế chúng tôi cũng cố gắng vượt qua bằng tình yêu nghề, hết lòng vì công việc, vì trách nhiệm của bản thân trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Hy vọng hết Covid-19 để phát triển du lịch trải nghiệm Đinh Hoàng, một bạn trẻ đang làm du lịch trải nghiệm, du lịch cộng đồng tại Tổ Ong Trips, nhìn lại một năm nhiều biến động do dịch bệnh, thiên tai, bão lũ mà trong đó mảng du lịch mạo hiểm của Hoàng bị ảnh hưởng rõ rệt. “Vì dịch nên có đến hơn một nửa doanh nghiệp cùng nghề đã bị xóa sổ, hoặc tạm đóng cửa. Về bản thân em, các dự án từ đầu năm mà em lập kế hoạch đều phải dời, thậm chí có thể phải đến 2 năm nữa mới tiếp tục làm lại, trong khi nếu không có biến động thì đến thời điểm nửa cuối năm nay là đã hoàn thành”. Năm 2021, mong muốn lớn nhất của Hoàng là du lịch được khôi phục. Sau đó là mong các dự án mà Hoàng lập kế hoạch từ năm trước được thực hiện sớm nhất có thể, chẳng hạn như dự án thành lập hiệp hội du lịch mạo hiểm... |
Giai đoạn cuối năm trở nên khó khăn hơn khi tình trạng nhập cảnh trái phép xảy ra phức tạp, nhiều người dân lơ là trong việc phòng chống dịch bệnh… Chính vì thế, cần đẩy mạnh hơn việc tuyên truyền cho cộng đồng thực hiện tốt 5K (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế), bảo vệ sức khỏe cộng đồng chính là bảo vệ sức khỏe bản thân mình. Năm 2021, để dịch bệnh sớm qua đi, mọi người cùng nhau đề cao ý thức bảo vệ sức khỏe cá nhân và của cả cộng đồng để cùng quyết tâm chiến thắng dịch bệnh. Đội ngũ nhân viên y tế chúng tôi luôn quyết tâm cùng đất nước chống dịch nhưng rất cần sự chung tay từ cộng đồng. Đặng Thị Thanh Ngân (Trung tâm y tế H.Bình Chánh, TP.HCM) |
Nghiên cứu sâu hơn về tế bào gốc
Sự chuyển động không ngừng của thế giới khiến cho các vắc xin và những phương thức điều trị lâm sàng dường như không còn tác dụng tối đa trên một số loại bệnh. Đồng thời, cùng với sự xuất hiện của nhiều bệnh lạ thì các ngành khoa học cơ sở, các phương pháp điều trị tận gốc, điều trị từ gien và tế bào sẽ ngày càng phát triển. Chọn Trung tâm nghiên cứu y sinh là nơi công tác đầu tiên, tôi mong muốn nơi đây sẽ giúp mình thực hiện ước mơ trở thành một nghiên cứu sinh trong lĩnh vực truyền máu huyết học, đặc biệt là chuyên ngành tế bào gốc.
Sống tốt hơn cho trái đất từ bây giờĐó là ước mong, cũng là điều mà Ngô Thị Thanh Thảo (26 tuổi), quản lý marketing của Trung tâm hành động và liên kết vì môi trường và phát triển (CHANGE), luôn mong nhiều người trẻ có thể theo đuổi. “Thế hệ chúng ta là thế hệ đầu tiên sẽ bắt đầu chứng kiến những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Trong năm mới này, tôi mong ước bản thân cũng như tất cả mọi người hãy luôn tin tưởng và kiên định về những giá trị giúp ích được cho cuộc đời, cho môi trường, cho trái đất”, Thanh Thảo nói. Năm mới 2021, cô mong mọi người cùng thay đổi những thói quen trong lối sống và tiêu dùng để mình khỏe mạnh và trái đất “khỏe” hơn, như ăn nhiều rau xanh hơn, tái sử dụng và tái chế để giảm thiểu rác thải, đạp xe và đi bộ nhiều hơn... |
Ngày đầu năm mới, tôi muốn gửi tới những bạn trẻ thông điệp hãy tự tin vượt qua rào cản, tự tin chiến thắng chính mình, tự tin để cùng đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Bác sĩ Đỗ Phạm Nguyệt Thanh (Trung tâm nghiên cứu y sinh, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP.HCM)
Sẽ làm mọi cách để chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Năm vừa qua là một năm khó khăn cho cả thế giới. Nhờ những quyết định sáng suốt và hành động kịp thời của Đảng, Nhà nước và Bộ Y tế, cũng như sự đồng lòng của toàn dân mà Việt Nam trở thành một trong những nước đã kiểm soát dịch bệnh tốt nhất thế giới. Đại dịch này cũng cho chúng ta cơ hội để thay đổi những thói quen cũ, thích ứng với những thói quen mới, trong đó quan trọng nhất là các thói quen bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh. Người dân Việt Nam đã biết đeo khẩu trang khi bị ốm, biết rửa tay đúng cách để phòng ngừa lây nhiễm, biết ăn uống hợp vệ sinh và đầy đủ dưỡng chất để tăng cường sức khỏe...
Mong ước của Duy chắc cũng giống như bất kỳ ai trên thế giới lúc này là chiến thắng đại dịch Covid-19, bằng những liều vắc xin hiệu quả. Khi đó, các khó khăn hiện tại sẽ được giải quyết, giúp khôi phục kinh tế, phát triển xã hội. Trong năm mới, Duy sẽ cố gắng trong khả năng của mình góp phần nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe ban đầu cho cộng đồng để phòng ngừa bệnh truyền nhiễm, vì đại dịch do vi khuẩn hay vi rút có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nếu ai cũng tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh thì có thể ngăn ngừa được những đại dịch khác.
Tiến sĩ - bác sĩ Phạm Lê Duy (Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM)
Mong sớm có vắc xin để không còn nỗi lo về dịch bệnh
Trong năm 2020, những kế hoạch học tập, làm việc, phát triển của tôi và khoa gặp khá nhiều khó khăn. Năm qua cả nước đã phòng chống dịch rất tốt, có được điều đó là nhờ vào sự đồng lòng của tất cả mọi người. Tôi mong trong năm mới này chúng ta tiếp tục nâng cao tinh thần chống dịch và điều chờ đợi nhất là chúng ta có vắc xin để mọi người có thể sinh hoạt như bình thường, chứ đi làm mà đeo khẩu trang hoài cũng… đau lỗ tai lắm. Tôi cũng mong khoa ngoại thần kinh của tôi có thể phát triển những kỹ thuật mới để nâng cao sức khỏe cho người dân.
Bác sĩ Võ Thành Nghĩa (Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TP.HCM)