Trung Quốc: Giới trẻ cúng ảo, công đức bằng mã QR

Sau chiếc máy tính văn phòng, Tangdaoyaxiaohong (Trung Quốc) đang “thắp sáng” ba cây nhang kỹ thuật số trên điện thoại của mình, bắt đầu gõ từng tiếng mõ được cài đặt sẵn trong iPad và tay đang xoay chuỗi hạt trên đồng hồ thông minh.
Tranh cãi về văn hóa “nằm yên” của giới trẻ Trung Quốc Thuốc lá điện tử "bào mòn" giới trẻ Để bảo vệ môi trường, giới trẻ ít lái xe hơn Du lịch chữa lành tâm hồn của giới trẻ

Tangdaoyaxiaohong cho biết đây là thời điểm cô cảm thấy tinh thần được nâng cao. Giống như Tangdaoyaxiaohong, hiện có hàng triệu người Trung Quốc ưa chuộng việc cúng bái kỹ thuật số.

Ứng dụng Cá gỗ, một phiên bản trực tuyến của chiếc mõ trong các đền chùa Trung Quốc đang trở nên phổ biến kể từ khi ra mắt vào tháng 9 năm ngoái. Chỉ trong 1 tháng sau khi ra mắt, ứng dụng này đã nhận được hơn 4 triệu lượt tải về.

Cùng với xu hướng thờ cúng kỹ thuật số nở rộ, việc đi chùa trong giới trẻ Trung Quốc cũng tăng lên đáng kể trong những năm gần đây.

Vì vậy, nhiều ngôi chùa Trung Quốc bắt đầu số hóa để phục vụ các nhu cầu đa dạng. Ví dụ như hòm công đức gắn mã QR xuất hiện ở nhiều chùa. Wei Yang cho biết cô đã chụp lại mã QR của một ngôi chùa để có thể quyên góp tiền bất cứ lúc nào.

Trung Quốc: Giới trẻ cúng ảo, công đức bằng mã QR
Giới trẻ Trung Quốc đang chọn sử dụng mã QR và nhang kỹ thuật số thay vì các hình thức cầu nguyện và cúng dường truyền thống (Ảnh: SCMP)

Những người trẻ tại Trung Quốc cho rằng việc trực tiếp đến đền chùa có thể gây bất tiện vì nhiều lúc phải xếp hàng dài chờ đợi và thậm chí còn phải giành vé mới được vào chùa. Bây giờ chỉ với điện thoại thông minh, họ có thể cầu xin các vị thần mọi lúc mọi nơi.

Một ngôi chùa ở tỉnh Phúc Kiến thậm chí chuyển sang sử dụng nhang kỹ thuật số. Bất kỳ ai muốn thắp hương có thể quét mã QR trên màn hình với giá 8,8 tệ (khoảng 300 VNĐ).“Ứng dụng thắp hương rất tiện lợi vì có thể nhập bất cứ thứ gì vào ô ước nguyện và thoải mái sử dụng tuỳ ý lượng nhang muốn đốt. Hơn nữa, nó thân thiện với môi trường”, một bạn trẻ cho biết.

Ngoài ra, giới trẻ Trung Quốc còn tham gia các hoạt động tâm linh khác trên mạng để cầu may như gửi cho nhau hình ảnh cá koi, loài cá chép được coi là điềm tốt lành trong văn hóa, hay hình ảnh của những người thành công như diễn viên ca sĩ…

Vừa qua, hình ảnh cá koi cũng được sử dụng trong ứng dụng phóng sinh trực tuyến. Họ sao chép hình ảnh cá và thả chúng xuống biểu tượng sông trên ứng dụng bản đồ...

Tụê Uyên
Phiên bản di động