Trung Quốc: Các cặp vợ chồng mới cưới được nghỉ phép 30 ngày có lương

Một số tỉnh của Trung Quốc cho phép các cặp vợ chồng trẻ mới cưới nghỉ phép có lương 30 ngày với hy vọng khuyến khích kết hôn và thúc đẩy tỷ lệ sinh tại quốc gia này.
Dân số Việt Nam thay đổi theo hướng "già hóa", thiếu hụt nữ giới ngày càng trầm trọng Hàn Quốc đối mặt tỷ lệ sinh thấp kỷ lục

Thời gian nghỉ kết hôn được trả lương tối thiểu của Trung Quốc là ba ngày, nhưng các tỉnh đã có thể thiết lập các khoản trợ cấp hào phóng hơn kể từ tháng 2.

Thời gian nghỉ phép tối thiểu hưởng nguyên lương sau khi kết hôn ở Trung Quốc là 3 ngày. Tuy nhiên từ tháng 2, các tỉnh có thể tự đặt ra quy định riêng về chế độ nghỉ phép của các vợ chồng mới cưới.

Cụ thể, tỉnh Cam Túc phía Tây Bắc của Trung Quốc và tỉnh Sơn Tây hiện cho các cặp vợ chồng mới cưới được nghỉ phép có lương là 30 ngày, trong khi Thượng Hải là 10 ngày và Tứ Xuyên vẫn chỉ có 3 ngày.

Trung Quốc: Các cặp vợ chồng mới cưới được nghỉ phép 30 ngày có lương
Một số tỉnh của Trung Quốc cho phép các cặp vợ chồng trẻ mới cưới nghỉ phép có lương 30 ngày (Ảnh: Reuters)

Yang Haiyang, trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội của Đại học Tài chính và Kinh tế Tây Nam, cho biết: “Kéo dài thời gian nghỉ kết hôn là một trong những cách hiệu quả để tăng tỷ lệ sinh".

Ông Yang cho rằng để thúc đẩy tỷ lệ sinh đẻ, cần có thêm nhiều biện pháp khác như hỗ trợ nhà ở, nghỉ thai sản hưởng lương cho nam giới.

Trước đó, nhiều tỉnh thành tại Trung Quốc cũng đã có chính sách riêng trợ cấp cho các cặp vợ chồng sinh 2 - 3 con như mỗi gia đình được hỗ trợ 500 - 1.000 Nhân dân tệ/tháng (khoảng 1,8 - 3,6 triệu đồng) để hỗ trợ nuôi con đến 3 tuổi, tăng gấp 1,5 - 2 lần thời gian nghỉ thai sản theo quy định.

Theo dữ liệu chính thức, dân số Trung Quốc năm ngoái đã giảm lần đầu tiên sau 6 thập kỷ, một bước ngoặt được cho là sẽ đánh dấu sự khởi đầu của một thời kỳ suy giảm dân số kéo dài ở nước này.

Năm 2021, Trung Quốc ghi nhận tỷ lệ sinh thấp nhất từ ​​trước đến nay, 6,77 ca sinh trên 1.000 người.

Phần lớn sự suy giảm này là kết quả của chính sách “một con” được thực hiện từ năm 1980 đến năm 2015 ở Trung Quốc và sự gia tăng chi phí giáo dục khiến nhiều người nước này không muốn có nhiều hơn một con, hoặc thậm chí không muốn sinh con.

Hà Linh
Phiên bản di động