TP Hồ Chí Minh phê duyệt bổ sung hơn 140 tỷ trợ giá xe buýt
Theo Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng (thuộc Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh) số tiền trên sẽ dành gần 117 tỷ đồng để bù chênh lệch đơn giá, số còn lại (24 tỷ đồng) dùng tăng tiền lương. Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng đang tính toán để cấp phát cho các doanh nghiệp vận tải theo số lượng xe.
Xe buýt tại TP.HCM liên tục rơi vào cảnh chật vật vì thua lỗ. |
Theo một số doanh nghiệp xe buýt việc bổ sung tiền trợ giá này giúp họ phần nào vượt qua khó khăn. Vì đến nay, nhiều đơn vị chưa nhận được tiền trợ giá bù phần chênh lệch, một số doanh nghiệp, hợp tác xã xe không đủ tiền trả lương và nhiên liệu.
Ba năm qua, trợ giá xe buýt tăng dần từ 1.123 tỷ đồng năm 2018 lên 1.247 tỷ đồng năm 2019 và 1.311 tỷ đồng năm 2020. Tuy nhiên, con số này vẫn không đủ để duy trì hoạt động xe buýt trên địa bàn.
Năm 2019, lượng khách đi xe buýt tại TP HCM chỉ đạt 255 triệu lượt, giảm 12,1% so với 289,9 triệu lượt năm 2018. Năm 2020 dự kiến chỉ còn 159 triệu lượt. Hiện TP HCM có 128 tuyến xe buýt hoạt động, trong đó 91 tuyến có trợ giá. Từ năm 2018 đến nay, 11 tuyến xe buýt đã ngưng hoạt động. |
Số liệu thống kê cho thấy lượng hành khách sử dụng xe buýt cũng giảm dần qua các năm. Cụ thể, giai đoạn 2014 - 2018, khách giảm bình quân 6,65% mỗi năm. Đến năm 2019, lượng khách chỉ đạt khoảng 255 triệu lượt, giảm 12,1% so với mức 289,9 triệu lượt năm 2018. Năm nay, con số này dự kiến chỉ còn 159 triệu lượt.
Lãnh đạo Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng cho biết trong quý III và IV/2020, đơn vị sẽ tiến hành đấu thầu 47 tuyến xe buýt có trợ giá (có 33 tuyến hiện hữu và 14 tuyến mới). Việc này vừa giúp nâng cao chất lượng xe buýt vừa minh bạch số tiền trợ giá. Doanh nghiệp được thanh toán tiền hỗ trợ dựa trên những tiêu chí như xe mới, sạch sẽ, chạy đúng giờ, lộ trình...
Hiện, TP Hồ Chí Minh có 128 tuyến xe buýt hoạt động, trong đó có 91 tuyến có trợ giá, từ năm 2018 đến nay, 11 tuyến xe buýt đã dừng hoạt động. |