Tiếp tục nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách mới, đặc thù cho người dân Thủ đô

Các cấp, ngành cần rà soát, đánh giá các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Chương trình số 08-Ctr/TU, nhất là các chỉ tiêu còn chậm, gặp nhiều khó khăn để đẩy nhanh tiến độ; Nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách mới, đặc thù để người dân của Hà Nội được quan tâm, chăm lo ở mức cao hơn...
Bài 2: Đã hết thời “gọi người thân” khi vi phạm về nồng độ cồn Xử lý vi phạm nồng độ cồn - Hiệu quả từ chính sách đến thực tiễn Nút thắt chính sách cho năng lượng tái tạo vẫn chưa được tháo gỡ

Chiều 19/4, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn chủ trì hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021- 2025”.

Dự hội nghị có các đồng chí: Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo; Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 08-CTr/TU; Thành viên Ban chỉ đạo và đại diện lãnh đạo các Sở, ngành, quận, huyện, thị xã.

Tiếp tục nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách mới, đặc thù cho người dân Thủ đô
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Ngọc Tuấn phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Ngọc Tuấn, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 08-CTr/TU cho biết: Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, thành phố ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của chương trình, cho thấy sự quyết tâm, vào cuộc của các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị thành phố.

Vì thế, Chương trình đưa ra 27 chỉ tiêu, đến nay đã có 14 chỉ tiêu hoàn thành sớm trước 2 năm theo kế hoạch cả nhiệm kỳ, trong đó có nhiều chỉ tiêu rất quan trọng như: Tỷ lệ hộ nghèo, giải quyết việc làm, tỷ lệ thất nghiệp…

Đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn cũng thẳng thắn cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn 3 chỉ tiêu đạt thấp gồm: Số giường bệnh trên vạn dân, số bác sỹ trên vạn dân, tỷ lệ người dân được quản lý sức khoẻ; một số văn bản, nhiệm vụ của chương trình thực hiện còn chậm so với kế hoạch; tiến độ một số dự án, công trình lĩnh vực y tế theo nghị quyết của HĐND thành phố và các dự án xã hội hoá triển khai còn chậm…

Quyết tâm phấn đấu hoàn thành toàn diện các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy, đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị các cấp, các ngành tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, nội dung và các chỉ tiêu của chương trình để người dân hiểu, đồng tình hưởng ứng. Qua đó có thêm nhiều giải pháp, cách làm hay, sáng tạo trong việc phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân. Trong quá trình triển khai, phải nhận thức đầy đủ và thực hiện đúng nguyên tắc “dân là gốc” thì khó khăn nào cũng sẽ vượt qua.

Tiếp tục nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách mới, đặc thù cho người dân Thủ đô
Quang cảnh hội nghị

Cùng với đó, rà soát, đánh giá các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Chương trình đến hết nhiệm kỳ, nhất là các chỉ tiêu còn chậm, gặp nhiều khó khăn để tập trung chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ; Tiếp tục nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách mới, đặc thù để người dân của Hà Nội được quan tâm, chăm lo với yêu cầu ở mức cao hơn, đối tượng mở rộng hơn so với Trung ương, nhất là đối với người có công, gia đình chính sách, hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người có hoàn cảnh khó khăn…. Các chính sách đảm bảo tính đa dạng, toàn diện, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, góp phần bao phủ toàn diện lưới an sinh của Thủ đô...

Đối với việc triển khai quyết liệt Nghị quyết số 02/NQ-HĐND của HĐND thành phố về kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025, cần quan tâm, ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi để thu hẹp dần khoảng cách thu nhập giữa thành thị - nông thôn và miền núi của thành phố.

Trưởng ban chỉ đạo Chương trình 08 - Ctr/TU đề nghị tiếp tục phát huy vai trò của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác giám sát, phản biện xã hội và huy động các nguồn lực phục vụ công tác an sinh xã hội; Đa dạng hóa các nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa trong việc thực hiện các chính sách xã hội, hỗ trợ các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn; Tiếp tục thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch COVID-19 đang có chiều hướng diễn biến phức tạp; Không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống; thực hiện tốt công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Hạnh Nguyên
Phiên bản di động