Thị xã Sơn Tây: Phương án sáp nhập phường ảnh hưởng thế nào tới người dân?

Sau sáp nhập, người dân không bắt buộc phải đổi giấy tờ, nhưng để thuận tiện cho giao dịch, UBND thị xã Sơn Tây khuyến khích người dân thay đổi thông tin theo địa giới hành chính mới và việc này được thực hiện miễn phí.
Thanh niên thị xã Sơn Tây nô nức nhập ngũ, bảo vệ Tổ quốc

Tạo đà cho Sơn Tây phát triển

Thị xã Sơn Tây có vị trí nằm ở phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội. Diện tích tự nhiên 117,19km2, dân số 18 vạn người. Địa giới hành chính của thị xã Sơn Tây ổn định từ năm 2009 đến nay với 15 đơn vị hành chính, bao gồm 9 phường (Lê Lợi, Quang Trung, Ngô Quyền, Sơn Lộc, Xuân Khanh, Trung Hưng, Viên Sơn, Trung Sơn Trầm, Phú Thịnh) và 6 xã (Đường Lâm, Thanh Mỹ, Xuân Sơn, Kim Sơn, Sơn Đông, Cổ Đông). Toàn Thị xã có 118 thôn, tổ dân phố.

Tuy nhiên, căn cứ tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp được quy định tại Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, UBND thị xã Sơn Tây đã xây dựng dự thảo phương án sắp xếp đơn vị hành chính đối với 3 đơn vị, gồm: Phường Lê Lợi, phường Ngô Quyền và phường Quang Trung.

Toàn cảnh thị xã Sơn Tây nhìn từ trên cao
Toàn cảnh thị xã Sơn Tây nhìn từ trên cao

Điểm thuận lợi khi sáp nhập 3 phường này là cả 3 đều là phường nội thị có diện tích liền kề và tiếp giáp quanh Thành cổ Sơn Tây. Đời sống người dân về cơ bản đồng nhất và cả 3 phường đều đang thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị, không có HĐND phường…

Dự kiến, sau khi sáp nhập đơn vị hành chính 3 phường thì sẽ có 2,08 km2 và dân số 25.749 người, đạt tiêu chuẩn đề ra. Dự kiến tên gọi của phường mới sau sáp nhập là phường Ngô Quyền.

Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây Ngô Đình Ngũ cho biết, lựa chọn tên phường mới sau sáp nhập bao gồm 2 lý do. Một là việc lấy tên phường Ngô Quyền là một trong 03 tên gọi cũ sẽ hạn chế tối đa việc người dân phải điều chỉnh, đính chính lại nội dung các giấy tờ, văn bản hành chính, tư pháp có liên quan.

Hàng vạn du khách tham gia lễ hội Trung thu Thành cổ - thị xã Sơn Tây
Sáp nhập phường góp phần tạo điều kiện để thị xã Sơn Tây phát triển mạnh, bền vững

Hai là, việc đặt tên phường là Ngô Quyền liên quan đến yếu tố lịch sử do Vua Ngô Quyền là vị vua đầu tiên trong lịch sử nhà Ngô của Việt Nam, Ngô Quyền sinh ra tại xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây. Ông là người lãnh đạo Nhân dân đánh bại quân Nam Hán trong trận chiến Bạch Đằng năm 938, giành thắng lợi và kết thúc 1.000 năm Bắc thuộc của Việt Nam, mở ra thời kỳ kỷ nguyên độc lập cho dân tộc.

"Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã là cần thiết, đảm bảo tinh gọn bộ máy, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong những năm tiếp theo", Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây Ngô Đình Ngũ nhấn mạnh.

Người dân ảnh hưởng như thế nào sau sáp nhập?

Theo lãnh đạo thị xã Sơn Tây, một điểm nhấn quan trọng trong việc sắp xếp, sáp nhập 3 phường tại thị xã Sơn Tây đó là không gây nhiều xáo trộn, cũng như không ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Sau sáp nhập, người dân không bắt buộc phải đổi giấy tờ, nhưng để thuận tiện cho giao dịch, UBND thị xã Sơn Tây khuyến khích người dân thay đổi thông tin theo địa giới hành chính mới và việc này được thực hiện miễn phí.

Người dân Sơn Tây hầu như không ảnh hưởng sau sáp nhập phường
Người dân Sơn Tây hầu như không ảnh hưởng sau sáp nhập phường

Cũng theo UBND thị xã Sơn Tây, Thị xã sẽ hỗ trợ tối đa cho công dân khi thay đổi giấy tờ tùy

Sau sáp nhập, người dân không bắt buộc phải đổi giấy tờ, nhưng để thuận tiện cho giao dịch, UBND thị xã Sơn Tây khuyến khích người dân thay đổi thông tin theo địa giới hành chính mới và việc này được thực hiện miễn phí.

thân, giải quyết các hồ sơ, thủ tục hành chính có liên quan do thay đổi tên gọi địa giới hành chính. Việc đổi căn cước sẽ được thực hiện hoàn toàn miễn phí. Khi triển khai sáp nhập, thị xã sẽ cử các tổ công tác xuống trực tiếp tổ dân phố để hỗ trợ người dân chuyển đổi giấy tờ tùy thân với mục tiêu nhanh nhất có thể, không bị gián đoạn.

Ngoài ra, thị xã cũng chú trọng triển khai các chế độ đối với cán bộ, công chức tại các phường thuộc diện sáp nhập trên tinh thần vận dụng Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15.

Theo đó, khi sáp nhập bộ máy, ngoài những cán bộ, công chức chuyển công tác hoặc xin nghỉ hưu theo nguyện vọng cá nhân thì sẽ sắp xếp, còn lại sẽ nhập nguyên trạng số lượng cán bộ, công chức của 3 phường và giải quyết từng bước theo lộ trình sau 5 năm từ khi quyết định hợp nhất có hiệu lực.

Thị xã Sơn Tây: Phương án sáp nhập phường ảnh hưởng thế nào tới người dân?
Thị xã Sơn Tây phát triển ngày càng tươi đẹp

Trong đó, với những vị trí cán bộ chuyên trách của 3 phường phải sắp xếp (Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, trưởng đoàn thể), thị xã sẽ tiến hành sắp xếp bảo đảm phù hợp; các chức danh cấp phó và công chức của đơn vị sáp nhập được giữ nguyên, nên những vị trí công việc mà họ đang đảm nhiệm sẽ được tiếp tục, không có gì thay đổi.

"Nói cách khác, việc sáp nhập sẽ không có gì đáng lo ngại về cán bộ, công chức dôi dư, cũng như đối với công dân khi thay đổi giấy tờ tùy thân, giải quyết các hồ sơ, thủ tục hành chính có liên quan do thay đổi tên gọi địa giới hành chính", lãnh đạo thị xã Sơn Tây khẳng định.

Vũ Cường
Phiên bản di động