Thị xã Sơn Tây: Du khách thành tâm dự hội Đền Và

Sáng nay, nhằm ngày 15/9 Âm lịch, Ban tổ chức lễ hội Đền Và (phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) tổ chức Lễ hội Đả Ngư rằm tháng 9 năm Giáp Thìn 2024.
Người dân Sơn Tây nô nức trong lễ hội Đả ngư "Tảng đá cá trê" kể chuyện về phép màu nhiệm của Đức Thánh Tản Viên Đầu năm trẩy hội Đền Và

Theo truyền thuyết dân gian, Đền Và hay còn gọi là Đông Cung tọa lạc tại làng Vân Gia, là một cung trong tứ cung của xứ Đoài thờ Tản Viên Sơn Thánh, vị thần đứng đầu trong Tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt.

Từ năm 1964, Đền Và đã được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia. Sau đó, ngày 19/1/2016, Lễ hội Đền Và đã vinh dự được Nhà nước công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Lễ hội Đền Và là nét văn hóa đặc sắc của Xứ Đoài
Lễ hội Đền Và là nét văn hóa đặc sắc của Xứ Đoài

Cùng với lễ hội rằm tháng giêng, tại Đền Và còn có lễ hội rằm tháng chín hay còn gọi là hội Đả ngư nức tiếng xứ Đoài. Ngoài mục đích dựng lại tích Thánh Tản kéo vó, chế biến các món ăn từ cá, lễ hội đả ngư còn mang tính khuyến ngư và giữ gìn, bảo vệ môi trường sinh thái vùng sông Tích.

Thị xã Sơn Tây: Du khách thành tâm dự hội Đền Và
Người dân tham dự Lễ hội Đả Ngư

Tại lễ hội, Nhân dân của 5 đình gồm Vân Gia, Nghĩa Phủ, Mai Trai, Thanh Trì, Ái Mỗ, phường Trung Hưng; đình Phù Sa, phường Viên Sơn; đình Phú Nhi, phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây; đền Ngự Dội, xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc rước lễ lên Đền Và để tế Thánh Tản Viên. Nghi lễ này nhằm nguyện cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, nhân khang vật thịnh.

Vẻ đẹp cổ kính của Đền Và
Vẻ đẹp cổ kính của Đền Và

Năm 2024, ngoài tổ chức lễ hội Đả ngư như thường lệ, UBND phường Trung Hưng còn tổ chức phần hội tái hiện thực cảnh đánh cá Lễ hội Đả Ngư Đền Và tại khu vực Đầm Sen – TDP 8 phường Trung Hưng.

Vũ Cường
Phiên bản di động