Thị trấn có 66 ngày không có ánh mặt trời

Người dân ở thị trấn Utqiagvik (bang Alaska, Mỹ) thường trải qua 66 ngày sống và làm việc hàng năm mà không nhìn thấy ánh sáng mặt trời.
Thị trấn Tây Ban Nha bị đàn quạ tấn công như phim kinh dị

Thị trấn Utqiagvik, bang Alaska nằm ở cực Bắc nước Mỹ là nơi sinh sống của hơn 4.000 người.

Từ giữa tháng 11, thị trấn bắt đầu bước vào thời gian “đêm vùng cực” với 66 ngày không có ánh mặt trời trực tiếp.

Nguyên nhân hiện tượng này do vị trí địa lý và trục nghiêng của trái đất nên thị trấn sẽ có khoảng thời gian từ giữa tháng 11 đến tháng 1 năm sau không nhận được ánh sáng mặt trời. Nhiệt độ giảm còn xuống rất nhanh, có tới 160 ngày trong năm nhiệt độ luôn dưới ngưỡng đóng băng.

Tuy nhiên, thị trấn sẽ không chìm trong bóng tối hoàn toàn vì hiện tượng chạng vạng (xảy ra khi mặt trời nằm ở giữa 0 độ và 6 độ dưới đường chân trời) diễn ra trong vài giờ vào ban ngày.

Thị trấn có 66 ngày không có ánh mặt trời
Từ giữa tháng 11, thị trấn Utqiagvik ở cực Bắc nước Mỹ bước vào “đêm vùng cực” với hơn 2 tháng không có ánh mặt trời (Ảnh: Reuters)

Khi không có mặt trời trong khoảng 66 ngày, cuộc sống hàng ngày của người dân nơi đây vẫn tiếp diễn, họ tìm cách thích nghi với hiện tượng đêm vùng cực.

Phần lớn cư dân ở đây là người Iñupiat Alaska bản địa. Họ đã sinh sống ở vùng này suốt hàng nghìn năm qua.

Trong lịch sử, người Iñupiat đã chịu đựng và sống sót bất chấp khí hậu khắc nghiệt nhờ vào việc săn bắt cá voi, tuần lộc, hải cẩu và các loài chim.

Trong khi đó, khách du lịch từ nhiều nơi trên thế giới vẫn đổ về đây để quan sát các hiện tượng kỳ lạ này.

Do điều kiện khác biệt các loại hàng hóa bán ở thị trấn cũng có chênh lệch về giá cả so với nơi khác. Chẳng hạn 1 lốc nước bình thường khoảng 6 USD thì ở đây lại bán tới 48 USD hoặc một gói bột giặt có giá lên tới 98 USD.

Utqiagvik không phải là nơi duy nhất trên thế giới trải qua khoảng thời gian nhất định vào mùa Đông không có ánh sáng mặt trời. Những khu vực thuộc vòng Bắc Cực như Kaktovik, Point Hope và Anaktuvuk Pass cũng xảy ra hiện tượng đêm vùng cực.

Tụê Uyên
Phiên bản di động