Thành phố Sầm Sơn về đích nông thôn mới
Bắn pháo hoa nổ tầm thấp trong ngày khai mạc lễ hội biển Sầm Sơn 2022 |
Ảnh minh họa |
Quyết định cũng giao UBND tỉnh Thanh Hóa có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định; chỉ đạo UBND thành phố Sầm Sơn tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng tiêu chí về sản xuất và môi trường để bảo đảm tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới.
Trong 11 năm (giai đoạn 2010-2021), thành phố Sầm Sơn đã quan tâm chú trọng huy động tối đa nguồn lực để đầu tư xây dựng nông thôn mới. Đến nay, tổng nguồn lực huy động cho xây dựng nông thôn mới của thành phố đã đạt 977,436 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương hỗ trợ gần 28,4 tỷ đồng, chiếm 2,91%; Ngân sách tỉnh hỗ trợ 40,652 tỷ đồng, chiếm 4,16%; Ngân sách thành phố đạt 104,036 tỷ đồng, chiếm 10,64%; Ngân sách các xã huy động 80,720 tỷ đồng, chiếm 8,26%; còn lại là Nhân dân đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi và xây dựng, cải tạo, chỉnh trang nhà ở.
Từ nguồn vốn huy động, Sầm Sơn đã phát triển được hệ thống hạ tầng khang trang trên nhiều lĩnh vực. Riêng nhiệm vụ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân luôn được cấp ủy, chính quyền thành phố đến các xã xác định là nhiệm vụ quan trọng trong XDNTM. Để thực hiện mục tiêu này, thành phố đã tập trung khai thác mọi tiềm năng, lợi thế so sánh để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.
Giai đoạn 2010-2020, tốc độ giá trị sản xuất của thành phố Sầm Sơn đạt 14,8%, giá trị sản xuất đạt hơn 5.060 tỷ đồng và năm 2021 đạt 7.373 tỷ đồng. Hoạt động du lịch có nhiều đổi mới, khai thác ngày càng có hiệu quả những tiềm năng, lợi thế. Nhiều tập đoàn lớn trong nước đã đầu tư về Sầm Sơn, góp phần phát triển hệ thống hạ tầng du lịch, hạ tầng xã hội khang trang, hiện đại. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của thành phố đã đạt hơn 53,36 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo của thành phố liên tục giảm, hiện còn 0,45%.