Thần Ngưu trong văn hóa Việt

Thần Ngưu (trâu) trở thành địa danh: Đền Kim Ngưu (quận Tây Hồ) phố Kim Ngưu, sông Kim Ngưu (quận Hai Bà Trưng), làng Yên Ngưu (huyện Thanh Trì)… ở Thủ đô Hà Nội.
Văn hóa Việt với các hệ giá trị mới Fan KPop cover SNSD, BlackPink mừng năm mới náo loạn phố đi bộ Hồ Gươm Khai mạc ngày hội văn hóa du lịch Hòa Bình tại Hà Nội

Trâu có mặt trong hội làng ở Sài Đồng (quận Long Biên), Văn Lôi (huyện Mê Linh), Đường Yên (huyện Đông Anh), Sơn Đồng (huyện Hoài Đức). Giới Cổ sinh học cho biết hóa thạch xương trâu trên 1 vạn năm có mặt ở hang động tỉnh Hòa Bình, Lạng Sơn, Nghệ An…

Tết đến, xuân về, làng quê Việt có phong tục đẹp là hội thi trâu
Tết đến, xuân về, làng quê Việt có phong tục đẹp là hội thi trâu

Khoảng 3.000 năm trước, các nhà khảo cổ tìm thấy di vật xương trâu, tượng đất nung con trâu ở Đình Chàng (Cổ Loa), Tiên Hội (Đông Hội), huyện Đông Anh. Sang thế kỷ XXI, trâu là linh vật, biểu tượng của SEA Games 22 năm 2003 ở Việt Nam. Thần Ngưu gắn bó với văn minh lúa nước của 11 nước khối ASEAN từ hàng ngàn năm nay.

Tết đến, xuân về, làng quê Việt có phong tục đẹp là hội thi trâu. Đó là ngày vui xuân nhộn nhịp diễn ra ở khắp miền quê. Trâu có mặt trong múa rối nước ở Đông Ngư (Bắc Ninh), Thanh Hà (Hải Dương), ở làng Rạ (Sơn Tây) với trò diễn Ngư tiều canh mục hấp dẫn.

Ở làng Hồ (Bắc Ninh) còn lưu bản khắc tranh về trâu. Đặc biệt, bức vẽ chú mục đồng hồn nhiên thổi sáo, chiếc lá sen rợp bóng trên đầu, còn chú trâu nghênh đầu cất bước. Thật là một hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu, góp phần làm đẹp thêm mùa xuân dân tộc.

Xuân Tân Sửu 2021, chúng ta cùng điểm vài nét phong tục di sản văn hóa làng gắn với hình tượng con trâu. Ở xã Phù Ninh (huyện Phù Ninh, Phú Thọ) thờ 4 vị thần là: Đột Ngột, Cao Sơn, Minh Quảng, Đức Chính, Đại vương, Thiên hạ đô đại thành hoàng Ất Sơn Quý Minh đại vương, Thiên hạ đô đại thành hoàng Đô Thống Uy Dũng đại vương, Thổ quan ấp đạo Đại vương.

Làng Cảo có chợ mỗi năm chỉ họp 2 phiên vào ngày mồng 5 tháng 5 và mồng 10 tháng 10 Âm lịch. Dân gian thường gọi là chợ Hàm Rồng, tên nôm chợ Nành. Cứ mỗi năm vào 2 ngày đó, dân trong xã và các làng lân cận đem hàng hóa sản vật đến, kẻ bán người mua rất nhộn nhịp. Điều đáng nói, người dân không phải chỉ đến họp chợ mà còn tế lễ và chọi trâu.

Hằng năm, tất cả các làng Cảo, Phú Man, Ngọc Trù và Ngọc Khôi (xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) đều mua riêng một con trâu cà. Trâu phải đen tuyền, khi mua phải xin âm dương, nếu thánh ứng mới mua. Trâu mua rồi phải cử người làm mo nuôi để đến ngày chợ cho chúng chọi nhưng mồng 5 tháng 5 chỉ mổ 2 con, còn 2 con để lại tiệc mồng 10 tháng 10. Đến ngày chợ phiên nói trên, dân làng tắm rửa trâu trước khi cho chọi. Phiên chợ mồng 5 tháng 5 chọi cả 4 trâu. Trước khi vào trận đấu, người ta cho trâu uống nửa lít rượu. Hai cặp trâu chọi, con nào thua thì mổ ngay, còn 2 con thắng để lại đến tiệc tháng 10.

Thần Ngưu gắn bó với văn minh lúa nước của 11 nước khối ASEAN từ hàng ngàn năm nay
Thần Ngưu gắn bó với văn minh lúa nước của 11 nước khối ASEAN từ hàng ngàn năm nay

Khi mổ trâu làm lễ tế thần, người ta chuẩn bị những thứ để đựng thịt trâu mà không bày vào bát đĩa. Đó là những cái rế kết bằng dây rừng, đan dày và đáy nông, lòng rế có lót lá. Thịt bày vào những chiếc rế ấy. Thịt bày xong đem đặt lên một mô đất vuông và bằng phẳng ở ngay giữa chợ để làm lễ cúng thần, trên nền này có bày hương án. Cúng lễ xong mọi người ăn uống ngay ở chợ.

Làng Vị Thanh, thành phố Vĩnh Yên có Đền Bà bên bờ đầm Vạc thờ Trinh Uyển công chúa, nữ tướng của Hai Bà Trưng hy sinh trong một trận đánh quân Mã Viện. Đền có tiệc tháng Mười, còn gọi là Hội Trâu. Nguyên do là khi thi hài công chúa Trinh Uyển trôi về đầm Vạc, dân làng Vị Thanh vớt và đặt lên bờ, chưa kịp mai táng thì mối đã xông kín thành mộ. Một hôm có con trâu cà đi qua, hung hăng dẫm đạp lên mộ làm cho cả làng động, ốm đau xiểng liểng. Các cụ phải thịt con trâu và làm lễ tạ tội, làng mới được yên ổn. Từ đó thành lệ, hằng năm từ mười ba đến rằm tháng Mười, làng lại mở hội “Sát Ngưu hiến tế” (giết trâu dâng tế).

Làng Bạch Lưu Hạ, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc có hội chọi trâu vào ngày 17 tháng Giêng và 28 tháng Chạp Âm lịch. Hội chọi trâu được tổ chức kỷ niệm Thành hoàng làng Lã Công Lộ tức Lữ Gia, tể tướng nhà Triệu (Triệu Đà).

Làng có 4 giáp lần lượt nuôi trâu từ đầu năm. Trâu chọi là trâu đen tuyền, béo khỏe, sừng cân nhau. Trâu được tuyển chọn vẫn có thể đi cày vụ tháng Năm. Đến vụ tháng Mười thì trâu được nghỉ và chăm sóc hết sức chu đáo. Khi chọi, con nào thua thì loại, thay con khác. Lệ chọi trâu ở đây không có giải. Ngày 28 tháng Chạp có 6 con trâu chọi, ngày 17 tháng Giêng có 4 trâu chọi. Con nào thua thì bị giết làm thịt lễ thần. Sau khi tế, cả làng cùng nhau ăn uống, có khách thì mời dự.

Làng Phương Cần, phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An, mở hội từ mùng 4 đến 15 tháng Giêng. Đền còn thờ Thái hậu Dương Nguyệt Quả, Thánh Mẫu và hai công chúa vốn rất nổi tiếng linh thiêng, được các triều đại phong kiến nhà Trần, nhà Lê, nhà Nguyễn sắc phong là Tối linh thần.

Trước đây, dân làng tổ chức tế trâu vào ngày mùng 6 tháng Giêng. Đến ngày này, công việc chuẩn bị đã được triển khai, các giáp đưa trâu của mình đến sân đền Cờn để ban tổ chức chấm điểm. Thực chất đây là cuộc “nghiềm trâu” (kiểm tra trâu) diễn ra rất công phu, tỉ mỉ. Làng Phương Cần có 4 giáp, mỗi giáp lựa chọn mua một con trâu để làm lễ hiến dâng thần linh. Thêm vào đó, mỗi năm làng cử 5 cụ già sắm một con trâu để dâng lễ khi các cụ đến lượt Lên Lình). Sau khi làm lễ Lên Lình xong thì các cụ mới được miễn toàn bộ lễ lạt từ đó về sau để hưởng lão. Ngày mùng 5 Tết, làng tiến hành nghiễm (duyệt) lễ vật gồm 5 con trâu và 5 con lợn để dâng cúng. Sau khi tổ chức lễ nghiềm trâu, nghiềm lợn xong, các giáp đưa trâu và lợn về giết mổ, để thịt sống nguyên con làm lễ vật dâng cúng Tứ vị Thánh Nương. Phong tục và hội đền Cờn mang nét đẹp của văn hóa làng xứ Nghệ.

Văn Hậu
Phiên bản di động