Tập trung giải quyết các bất cập trong công tác dân tộc, tôn giáo, văn hóa

Sáng 9/8, tại Hội nghị tiếp xúc đối thoại giữa đồng chí Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng với MTTQ Việt Nam các cấp Thành phố Hà Nội, các đại biểu đã nêu lên ý kiến và kiến nghị các vấn đề thuộc công tác dân tộc, tôn giáo, văn hóa.
Bảo tồn văn hóa truyền thống qua mô hình “Làng khoa bảng, đất tứ danh hương" Tăng cường giao lưu văn hóa, giáo dục giữa học sinh Hà Nội - Fukuoka Hà Nội: Tranh tài “Gia đình văn hóa tiêu biểu” tại quận Cầu Giấy
Tập trung giải quyết các bất cập trong công tác dân tộc, tôn giáo, văn hóa
Ảnh: Viết Thành

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Oanh – UVBTVHU, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ba Vì đã đặt câu hỏi về quan điểm và giải pháp của thành phố để làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em. Đại biểu nhấn mạnh, hệ thống y tế cơ sở còn rất nhiều bất cập, đặc biệt là hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế còn thiếu rất nhiều.

Tập trung giải quyết các bất cập trong công tác dân tộc, tôn giáo, văn hóa
Phó Giám đốc Sở Y tế Vũ Cao Cường phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: Viết Thành

Trả lời câu hỏi này, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết, thực hiện theo chương trình 08 của Thành ủy về phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao chất lượng xã hội, chất lượng đời sống Nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021 – 2025, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch 253 về thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miến núi Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021 – 2030.

Theo đó, việc chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em có tổng kinh phí 32,739 tỷ đồng, trong đó bao gồm kinh phí cung cấp các trang thiết bị y tế chuyên dụng là 18,7 tỷ đồng, còn lại là đầu tư cơ sở hạ tầng dựa trên đề xuất của các đơn vị. Hiện nay, ngành Y tế đang tiếp tục thực hiện nghĩa vụ và báo cáo UBND TP về tiến độ hoàn thành theo kế hoạch 253 đã đề ra.

Tại Hội nghị, Thượng tọa Thích Chiếu Tuệ - Phó Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP Hà Nội đã đặt ra những vấn đề bất cập trong công tác trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa.

Tập trung giải quyết các bất cập trong công tác dân tộc, tôn giáo, văn hóa
Thượng tọa Thích Chiếu Tuệ - Phó Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP Hà Nội - Ảnh: Viết Thành

Thượng tọa Thích Chiếu Tuệ cho hay, theo điều 33 Luật Thủ đô, việc bảo vệ và phát triển văn hóa Thủ đô phải đảm bảo tiêu biểu cho bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Thủ đô và dân tộc, xây dựng Hà Nội thực sự là Thủ đô văn hiến, trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước, xây dựng văn hóa người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Tuy nhiên, hiện nay Hà Nội có 727 di tích xuống cấp các hạng mục chính cần nguồn vốn đầu tư tu bổ, tu sửa cấp thiết và chống xuống cấp; trong đó 448 di tích xuống cấp, 279 di tích xuống cấp nghiêm trọng, nguy hiểm, có thể sập đổ bất cứ khi nào, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh chia sẻ, thành phố đã tập trung vào 3 yếu tố quan trọng: Di tích đã xuống cấp trầm trọng, có thể sập đổ bất cứ lúc nào; Di tích cấp đã xuống cấp, di tích phải được đầu tư để trở thành điểm đến du lịch, đầu tư để khai thác, tạo nguồn thu nhập cho người dân địa phương. Tại thời điểm này, các quận huyện đã có kế hoạch, nhiều di tích đã được khởi công và khánh thành.

Tập trung giải quyết các bất cập trong công tác dân tộc, tôn giáo, văn hóa
Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh chia sẻ quan điểm của thành phố về công tác trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa - Ảnh: Viết Thành

Hiện nay, thành phố chỉ có 1/5 số di tích được đầu tư trong giai đoạn 2021 – 2025 và những năm tiếp đó, tuy nhiên vẫn có rất nhiều di tích khác trong số liệu kiểm kê cần được tu bổ và trùng tu. Các di tích này đều đã nằm trong danh mục của Sở Văn hóa - Thể thao TP cùng các đơn vị khảo sát, trong đó được phân loại theo các cấp.

Theo quan điểm chỉ đạo của Bí thư Thành ủy, Thành ủy TP, HĐND và UBND TP Hà Nội, 5.920 di tích đều phải được lập hồ sơ khoa học và hồ sơ pháp lý. Những hồ sơ này là cơ sở để bảo vệ di tích một cách độc lập, không bị lấn chiếm. Các di tích sẽ được phân loại theo các cấp, vinh danh và đề xuất các di tích theo 3 cấp đã được quy định.

Vương Hạnh
Phiên bản di động