Tập đoàn điện gió hàng đầu Đan Mạch muốn đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam

Hai tập đoàn hàng đầu về điện gió của Đan Mạch muốn được tạo điều kiện hơn nữa để đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam.
Quy hoạch điện VIII: Đến năm 2045, điện gió và điện mặt trời chiếm hơn 50% hệ thống Đề xuất cơ chế đấu thầu cho dự án điện gió, điện mặt trời lỗi hẹn giá FIT Nhà đầu tư điện gió lại “kêu cứu”: Thủ tướng chỉ đạo kiểm tra ngay!

Đề xuất cơ chế đấu thầu cho dự án điện gió, điện mặt trời lỗi hẹn giá FITViệt Nam muốn GWEC hỗ trợ phát triển điện gió ngoài khơiQuy hoạch điện VIII: Đến năm 2045, điện gió và điện mặt trời chiếm hơn 50% hệ thống

Thứ trưởng Bộ Công thương Đặng Hoàng An vừa có buổi tiếp và làm việc với Ngài Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam và đại diện lãnh đạo hai tập đoàn điện gió hàng đầu Đan Mạch là Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) và Vestas Wind Sytems.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Đặng Hoàng An chào mừng hai tập đoàn đã đến làm việc tại Bộ Công thương và quan tâm đến việc đầu tư điện gió tại Việt Nam.

Hai tập đoàn đã giới thiệu năng lực, đồng thời thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam và những thay đổi về mục tiêu điện gió tham vọng hơn của Việt Nam trong Quy hoạch điện VIII và rất mong muốn được góp phần tham gia vào quá trình chuyển đổi năng lượng này với những cam kết về nguồn lực, kinh nghiệm, vốn của mình.

Tập đoàn điện gió hàng đầu Đan Mạch muốn đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam
Quang cảnh buổi làm việc (Ảnh: MOIT)

Thứ trưởng Đặng Hoàng An hoan nghênh sự quan tâm hợp tác từ phía hai tập đoàn. Ông nhấn mạnh Việt Nam có tiềm năng phát triển điện gió rất lớn với đường bờ biển dài đồng thời có những cơ chế vô cùng thuận lợi và nhu cầu thị trường rất lớn.

Theo dự thảo mới nhất của quy hoạch phát triển điện lực Việt Nam, dự kiến đến năm 2030 sẽ phát triển 16.121MW điện gió trên bờ và gần bờ và khoảng 7.000MW điện gió ngoài khơi.

Tỷ trọng điện gió chiếm khoảng 15,8% tổng công suất hệ thống, trong đó điện gió ngoài khơi là 4,8%. Đến cuối năm 2021, Việt Nam đã phát triển được gần 4.000MW điện gió trên bờ và gần bờ, chưa có dự án điện gió ngoài khơi.

Thứ trưởng Bộ Công thương cũng cho rằng cùng với sự phát triển của nền kinh tế số và các ngành công nghiệp 4.0, mọi thứ đều cần đến điện, từ xe hơi, đến đô thị thông minh, nhà thông minh.

Do đó, dư địa để phát triển năng lượng là rất lớn và các doanh nghiệp năng lượng tái tạo như CIP và Vestas sẽ có rất nhiều việc để làm.

Hai tập đoàn của Đan Mạch cũng bày tỏ kiến nghị Việt Nam có thể tạo điều kiện hỗ trợ cho các Tập đoàn để phát triển các dự án thuận lợi hơn: Như quy trình cấp phép nhanh hơn, cơ chế hỗ trợ thủ tục nhanh cho các chuyên gia nước ngoài tới làm việc…

Thông qua đó, các doanh nghiệp có thể giúp Việt Nam đi nhanh hơn trong quá trình chuyển dịch năng lượng, đồng thời cũng phát triển được chuỗi cung ứng phục vụ ngành năng lượng tái tạo. Các doanh nghiệp cam kết sẽ đồng hành cùng Việt Nam trong các dự án kéo dài hàng chục năm với lợi thế về công nghệ, vốn, kinh nghiệm của mình.

Kết thúc buổi làm việc, hai bên nhất trí sẽ phối hợp để thúc đẩy hợp tác trong thời gian tới về phát triển điện gió và năng lượng tái tạo.

T&T Group và Toyal hợp tác đầu tư 3 tỷ USD phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam T&T Group và Toyal hợp tác đầu tư 3 tỷ USD phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam
Tổng Giám đốc EVN: Cắt giảm điện tái tạo là không mong muốn Tổng Giám đốc EVN: Cắt giảm điện tái tạo là không mong muốn
Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu phản ánh về nhiệt điện than trong Quy hoạch điện 8 Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu phản ánh về nhiệt điện than trong Quy hoạch điện 8
Bộ Công thương: Cắt giảm nhà máy điện tái tạo là bắt buộc do Bộ Công thương: Cắt giảm nhà máy điện tái tạo là bắt buộc do ''thừa điện"
Việt Nam lọt top 3 chuyển đổi năng lượng tái tạo tại châu Á - Thái Bình Dương Việt Nam lọt top 3 chuyển đổi năng lượng tái tạo tại châu Á - Thái Bình Dương
TTTĐ
Phiên bản di động