Sĩ tử mang bút, thước kẻ đến Văn Miếu "xin vía" thi đỗ lớp 10

Kỳ thi vào lớp 10 năm nay sẽ chính thức diễn ra vào ngày 8-9/6, những ngày cận thi, mặc dù trời Hà Nội mưa tầm tã nhưng nhiều phụ huynh cùng các sĩ tử vẫn đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám để cầu may mắn.
Sĩ tử "đội mưa" đi thi vào trường chuyên Lời khuyên “vàng” cho sĩ tử trước kỳ thi vào lớp 10 Nét đẹp truyền thống lễ chùa, xin chữ đầu năm
Sĩ tử mang bút, thước kẻ đến Văn Miếu
Kỳ thi vào lớp 10 THPT năm nay, toàn thành phố có hơn 106.000 học sinh đăng ký nguyện vọng 1 vào lớp 10 công lập; hơn 102.000 thí sinh đăng ký nguyện vọng 2 và hơn 64.000 thí sinh đăng ký nguyện vọng 3. Tham dự kỳ thi, thí sinh sẽ làm 3 bài thi độc lập: Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ tại 201 điểm thi với hơn 4.300 phòng thi.
Sĩ tử mang bút, thước kẻ đến Văn Miếu
Tỷ lệ "chọi" tăng cao, khiến học sinh, phụ huynh rơi vào trạng thái bất an, lo lắng, vì vậy, nhiều gia đình đã dẫn con em mình đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám cầu may mong "vượt vũ môn" suôn sẻ.
Sĩ tử mang bút, thước kẻ đến Văn Miếu
Theo ghi nhận của phóng viên vào 16h ngày 5/6, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) rất đông phụ huynh và sĩ tử đã đến dâng lễ, đọc văn khấn, thắp hương, cầu may mắn trước kỳ thi.
Sĩ tử mang bút, thước kẻ đến Văn Miếu
Sĩ tử vượt mưa kéo nhau đến Văn Miếu cầu may trước kỳ thi vào lớp 10
Em Nguyễn Thị Thu Hường (áo đen) và em Trần Hà Vy (áo xanh) sống tại quận Long Biên, Hà Nội đến Văn Miếu cầu may chia sẻ: Chúng em đến đây như một cách giải tỏa tâm lý lo lắng, tiếp thêm sức mạnh, sự tự tin trước khi bước vào những ngày thi quan trọng.
Sĩ tử mang bút, thước kẻ đến Văn Miếu
Trời mưa nhưng cũng không thể cản bước sĩ tử tới cầu may. Vui vẻ chia sẻ với phóng viên, học sinh Nguyễn Hà Anh (đứng bên phải, sống tại Hà Đông) hồ hởi nói: "Kỳ thi này em đặt nguyện vọng vào 2 trường THPT, là một người theo hệ tâm linh, vì vậy trước ngày thi, em muốn tới Văn Miếu để cầu may để kỳ thi sẽ diễn ra thuận lợi".
Sĩ tử mang bút, thước kẻ đến Văn Miếu
Còn đối với Trần Hạ Vy (sống tại quận Thanh Xuân), Văn Miếu - Quốc Tử Giám chính là nơi thờ Khổng Tử và các bậc tiên hiền, đồng thời cũng là trường Đại học đầu tiên của nước ta. Bởi lẽ đó, trước kỳ thi vào lớp 10 quan trọng này, cô nàng không thể không tìm tới đây cầu may mắn. Bên cạnh đó, Hạ Vy còn xin chữ thầy đồ để về treo trên tường như một bức tranh, vừa là vật trang trí nhưng cũng vừa là món ăn tinh thần ý nghĩa.
Sĩ tử mang bút, thước kẻ đến Văn Miếu
Sau khi đã viết ước nguyện vào sớ, phụ huynh và học sinh cẩn thận gấp gọn và gửi vào làm lễ dâng hương
Sĩ tử mang bút, thước kẻ đến Văn Miếu
Cùng với mẹ đi dâng hương tại Văn Miếu, em Nguyễn Thị Yến (Thanh Oai, Hà Nội) hy vọng nhận được nhiều sự may mắn trong kỳ thi năm nay: "Dù đã cố gắng học đều các môn, nhưng em vẫn yếu môn Toán do khả năng tư duy về Hình học còn có phần hạn chế. Vì vậy, trước ngày thi em và mẹ cùng tới đây, không chỉ cầu may mắn để hoàn thành tốt bài thi em còn hi vọng mình giữ sức khoẻ tốt để kỳ thi diễn ra thuận lợi".
Sĩ tử mang bút, thước kẻ đến Văn Miếu
Phụ huynh cẩn thận mang theo cả văn khấn nôm cùng tờ giấy ghi rõ địa chỉ, tên tuổi, trường lớp của con để đọc trước ban thờ tại Văn Miếu.
Sĩ tử mang bút, thước kẻ đến Văn Miếu
Bên trong điện chính, từng tốp người thành kính dâng lễ.
Sĩ tử mang bút, thước kẻ đến Văn Miếu
Hầu hết các sĩ tử đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội đều mang bút, sách, máy tính cầm tay và một số đồ dùng học tập quen thuộc để “dâng” lên các ban thờ.
Sĩ tử mang bút, thước kẻ đến Văn Miếu
Sĩ tử mang bút, thước kẻ đến Văn Miếu
Thầy cô của đoàn Trường THCS Dương Liễu (Hoài Đức, Hà Nội) đến dâng hương tại Văn Miếu với mong muốn kỳ thi của học sinh sẽ diễn ra tốt đẹp, đạt được kết quả tốt, đỗ nguyện vọng 1. Chia sẻ với chúng tôi, cô Nguyễn Thị Nhung (ngoài cùng bên phải) cho biết, thời gian ôn luyện, nhiều em học sinh thức đến 1-2h sáng, rất vất vả cho cuộc đua "giành suất" vào lớp 10. Ở cương vị là người trực tiếp giảng dạy cho các em, tôi rất hi vọng sự nỗ lực, cố gắng của các bạn sẽ sớm gặt hái được thành công qua kỳ thi này.
Sĩ tử mang bút, thước kẻ đến Văn Miếu
Thầy cô mang theo danh sách thí sinh của lớp mình đến Văn Miếu để cầu khấn
Sĩ tử mang bút, thước kẻ đến Văn Miếu
Tại Văn Miếu, nhiều "cổ động viên nhí" cũng thành tâm khấn nguyện, mong cho anh chị mình hoàn thành tốt bài thi.
Sĩ tử mang bút, thước kẻ đến Văn Miếu
Sau khi cúng, phụ huynh sẽ trực tiếp hỗ trợ con em hoá vàng
Sĩ tử mang bút, thước kẻ đến Văn Miếu
Bên cạnh việc dâng lễ, thành tâm cầu khấn, các bạn học sinh cuối cấp còn dùng bút viết lên tấm bảng đen, mong xin được sự may mắn, "cầu được ước thấy" trong kỳ thi vào lớp 10.
Sĩ tử mang bút, thước kẻ đến Văn Miếu
Gian hàng của thầy đồ những ngày này cũng chật cứng sĩ tử ghé thăm, các bạn tranh thủ xin chữ mong được đỗ đạt.
Sĩ tử mang bút, thước kẻ đến Văn Miếu
Khi xin chữ thư pháp của ông đồ, nhiều em xin chữ “Đăng khoa” với mong muốn thành công, đỗ đạt trong kỳ thi vào lớp 10 vô cùng "khốc liệt".
Sĩ tử vượt mưa kéo nhau đến Văn Miếu cầu may trước kỳ thi vào lớp 10
Sĩ tử mang bút, thước kẻ đến Văn Miếu
Sĩ tử sờ đầu rùa lấy may. Tuy nhiên các bạn cần đặc biệt lưu ý, đến Văn Miếu xin đừng... sờ đầu rùa.
Quỳnh Giang
Phiên bản di động