Sắp xếp tinh gọn bộ máy, địa giới hành chính là yêu cầu cấp thiết

Sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, địa giới hành chính được ví như một “cuộc cách mạng”, có khả năng tạo ra một cuộc biến đổi lớn, làm thay đổi những quan niệm, những kết cấu cũ, không còn phù hợp.
Tinh gọn bộ máy để phục vụ người dân tốt hơn nữa Mở rộng không gian phát triển cho địa phương Tinh gọn để phát triển, không phải để cắt giảm
Cán bộ, đảng viên của phường Hội Hợp nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân.
Cán bộ, đảng viên của phường Hội Hợp nêu cao tinh thần phục vụ Nhân dân.

Ngày 28/2, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành Kết luận 127-KL/TW về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, trong đó có việc nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

Tại kết luận 127, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu khi xây dựng đề án sáp nhập cấp tỉnh, ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích thì cần nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới… để làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp.

Đối với cấp xã, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hóa, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo… Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền cấp xã.

Việt Nam hiện có 63 tỉnh, thành phố (57 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Huế, Hải Phòng và Cần Thơ). Từ năm 1975 đến nay, nước ta trải qua 9 lần chia tách, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Sắp xếp tinh gọn bộ máy, địa giới hành chính là yêu cầu cấp thiết
Thị trấn Thổ Tang sau sát nhập xã Vĩnh Sơn tấp nập hoạt động giao thương

Số lượng đơn vị cấp huyện trong cả nước từ 705 xuống còn 696 (giảm 9 đơn vị). Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khi chia sẻ tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV từng cho biết: “Trên thế giới chưa có nước nào có đơn vị hành chính cấp huyện, xã mà lớn, khủng khiếp như ở Việt Nam, kể cả đơn vị hành chính cấp tỉnh cũng vậy. Và chưa có đất nước nào chi thường xuyên cho tổ chức bộ máy và con người lớn như Việt Nam”.

“Tinh thần của Tổng Bí thư rất quyết tâm và phải thực hiện đồng bộ trong cả hệ thống. Các cấp, các ngành cần tinh thần sẵn sàng, chứ không chỉ sắp xếp đơn vị cấp huyện, cấp xã”, theo bà Phạm Thị Thanh Trà.

Đối với cấp xã, heo báo cáo của Bộ Nội vụ hồi cuối tháng 12/2024 vừa qua, giai đoạn 2023-2025 đã thực hiện sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, xã đối với 51 tỉnh, thành. Trong đó, số đơn vị cấp xã trong cả nước từ 10.598 xuống còn 10.035 (giảm 563 đơn vị).

Bỏ hay không bỏ cấp trung gian (cấp quận, huyện), định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh là vấn đề rất lớn, cần có những nghiên cứu, đánh giá thận trọng.

Sắp xếp tinh gọn bộ máy, địa giới hành chính là yêu cầu cấp thiết

Vì thế Bộ Chính trị nghiên cứu định hướng; xây dựng phương án tiếp tục sắp xếp cấp xã phù hợp với mô hình tổ chức mới, đề xuất tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cấp xã.

Mục đích cuối cùng là để tạo không gian, động lực đầu tư và phát triển mới, tiếp tục nâng cao chất lượng công tác, quản lý, chất lượng phục vụ nhân dân...

Trao đổi về vấn đề này, lãnh đạo huyện Bình Xuyên cho biết: Chủ trương sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả là chủ trương rất lớn và hệ trọng, một chủ trương đúng và trúng, là yêu cầu cấp thiết của thời kỳ phát triển mới, đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Cùng với đó, nếu không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã theo kết luận 127 của Bộ Chính trị thì việc nâng cao năng lực điều hành của chính quyền cấp xã sẽ là việc rất quan trọng. Cấp xã cần được nâng tầm để đảm nhiệm công việc ở quy mô, tầm vóc lớn hơn, trách nhiệm nặng nề hơn. Bản thân công chức, viên chức cấp xã cũng cần nâng cao năng lực, trình độ để đảm nhiệm công việc ở quy mô, tầm vóc lớn hơn, trách nhiệm nặng nề hơn.

Bộ Công an đã thực hiện chấm dứt hoạt động của Công an cấp huyện, đây được đánh giá là bước "tiên phong" cho việc nghiên cứu bỏ cấp hành chính cấp huyện.

Thực hiện chủ trưởng này, Công an tỉnh Vĩnh Phúc kết thúc hoạt động của 9 công an cấp huyện và 82 đội thuộc công an cấp huyện. Điều động, bố trí 10 cán bộ đến nhận công tác và giữ chức trưởng các phòng nghiệp vụ; 53 cán bộ đến nhận công tác và giữ chức phó trưởng phòng các phòng nghiệp vụ, Công an tỉnh.

Sắp xếp tinh gọn bộ máy, địa giới hành chính là yêu cầu cấp thiết
Ngành công công cũng đã bỏ cấp huyện.

Theo Thượng tá Vũ Duy Nhất, Phó Phòng Tổ chức cán bộ, Công an tỉnh Vĩnh Phúc, nguyên Trưởng Công an huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) cho biết: Thực hiện chủ trương của Bộ Công an về sắp xếp, tinh gọn bộ máy Công an địa phương hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, 9 Công an cấp huyện của Vĩnh Phúc đã kết thúc hoạt động từ ngày 1/3/2025.

“Trong quá trình chuyển đổi theo mô hình 3 cấp "Bộ tinh; tỉnh toàn diện; xã vững mạnh, bám cơ sở", nhiệm vụ của lực lượng Công an nhân dân nói chung và lực lượng Công an xã, thị trấn nói riêng sẽ gặp không ít những khó khăn, thách thức để hoàn thành yêu cầu, nhiệm vụ mới đặt ra, đòi hỏi phải quyết tâm cao hơn, nỗ lực nhiều hơn, hành động quyết liệt hơn”, Thượng tá Vũ Duy Nhất khẳng định.

Lê Sơn
Phiên bản di động