Rồi mai này ai sẽ hát sử thi giữa đại ngàn?

Dù đã tuổi đã cao, nhưng tiếng hát sử thi già Dach (thôn Prông Thông, xã Ia Băng, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn vang vọng giữa đại ngàn. Tuy nhiên, điều làm các già lo lắng là khi thế hệ trẻ dần xa rời sử thi...rồi ai sẽ nối tiếp nhiệm vụ bảo tồn, phát
Lãnh đạo tỉnh Kon Tum âm tính với Covid-19 Cách ly người đàn ông sau khi đi chơi ở Hà Nội, ăn giỗ tại Hải Dương rồi về Gia Lai Kết quả bóng đá hôm nay: TP Hồ Chí Minh vùi dập Quảng Nam

Vang vọng tiếng sử thi giữ đại ngàn

Được sự hướng dẫn của các cán bộ mặt trận thôn, chúng tôi đã tìm được nhà già Dach, người trăm tuổi lưu giữ tiếng sử thi vang vọng tại thôn Prông Thông. Tuy đã cao tuổi, nhưng bước chân của già Dach vẫn còn nhanh, sức khỏe đủ để lên rừng kiếm măng, hái rau rừng về ăn.

Già Dach tâm sự, già vốn là người ở thôn Plei Pông (xã Ayun, huyện Mang Yang) nhưng vì đem lòng yêu một cô sơn nữ Jrai ở thôn Prông Thông nên đã về đây ở rể. Khi về sinh sống ở nơi đây, già Dach bắt đầu học tiếng Jrai để hòa nhập với mọi người. Từ đó, trong những ngày lễ hội của làng ông bắt đầu hát kể sử thi bằng tiếng Jrai cho mọi người nghe.

roi mai nay ai se hat su thi giua dai ngan
Tuy tuổi đã cao nhưng già Dach vẫn lưu giữ tiếng sử thi vang vọng giữa đại ngàn Cao Nguyên

Vì bố mẹ mất sớm nên già Dach ở với người chú họ. Thời ấy, cậu bé Dach thường được người chú họ hát sử thi để ru cậu vào trong giấc ngủ. Cứ thế, những khúc hát sử thi ngấm sâu vào trong cái bụng và như là máu thịt của già Dach.

Những bài sử thi như một lời kết nối giữa các vị thần với những mong muốn, cầu xin của dân làng. Vừa là thông điệp để nhờ những vị thần đánh đuổi quỷ giữ và bảo vệ bình yên cho buôn làng hoặc là các câu chuyện tình yêu đôi lứa… Để chiêu đãi chúng tôi, ông liền cất tiếng hát bài sử thi Dăm Blom.

Già Dach cho biết, bài hát sử thi này mang ý nghĩa về việc “ở hiền gặp lành”. Đây cũng là bài hát mà từ trước đến giờ già Dach thường xuyên hát cho con cháu và người trong làng nghe. Nó giúp người dân biết nhìn nhận cái tốt, tránh những cái xấu. Dù nắm trong tay cả kho tàng sử thi đồ sộ, nhưng với số tuổi của mình, già Dach chỉ còn hát kể được 4 bài sử thi.

Ông Ra Lan Bông (con trai già Dach) cho biết: “Hàng ngày, tôi thường được cha kể những câu chuyện sử thi trước kia. Chủ yếu là những bài sử thi mang tính giáo dục con cháu chăm lo học hành, chăm chỉ làm ăn. Hát sử thi như cha thì tôi không làm được, vì nó đòi hỏi rất nhiều yếu tố, nhưng với những câu chuyện sử thi thần thoại thì tôi vẫn nhớ và có thể kể được một số bài.”.

Tương tự, già Yram (Kyang, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, Gia Lai) là một trong những người hát sử thi duy nhất của xã. Năm nay, già đã ngoài 83 tuổi, nhưng vẫn hàng ngày hát sử thi khắp các lễ hội, lễ cúng mã của bà con đồng Ba Na.

roi mai nay ai se hat su thi giua dai ngan
Những bài sử thi có thể được truyền miệng từ đời này qua đời khác

Già Yram cho biết: “Từ xa xưa, số người hát sử thi trong làng rất nhiều. Nhưng đến nay cũng chỉ còn mình tôi. Hát sử thi không chỉ là cầu nối của dân làng với thần linh mà còn giúp lớp trẻ có kiến thức về văn hóa, trồng trọt,… Trong những đêm chếnh choáng vì men rượu cần, người già lại vang vọng lên những trường ca sử thi thâu đêm…Hòa vào trong tiếng cồng chiêng rất đậm chất văn hóa của bà con đồng bào mình”.

Nỗi buồn…Ai sẽ hát sử thi tiếp (?)

Đưa ánh mắt buồn nhìn ra rặng cây phía trước nhà, người đàn ông trăm tuổi bỗng trùng giọng: “Những người bạn xưa kia cùng chung sở thích, thường thi hát sử thi với nhau bên bếp lửa giờ đã không còn, họ đều đi về cõi A Tâu (chết đi) cả rồi. Thanh niên trong làng, chẳng ai có thời gian mà tìm đến mà nghe sử thi nữa. Bởi thế, nên người học hát kể sử thi cũng không có. Nếu mai này mình về cõi A Tâu thì cả làng này chẳng còn ai biết sử thi nữa đâu”, già Dach trăn trở.

Việc những người trẻ họ không muốn học hát kể sử thi, ngoài không có đam mê, họ còn phải lo cho cuộc sống gia đình. Những người hát sử thi nay tuổi cũng đã ngoài 60, “câu còn nhớ, câu đã quên”.

Sáng sớm, khi con gà vừa cất tiếng gáy hay xế chiều khi đàn trâu từ trên nương rẫy trở về, các nhà lại rộn rã các bài hát của nhạc đương đại. Ngay đến các con của hai cụ Dach và Yram cũng không mặn mà với những bài sử thi mà người cha đã dành cả đời gìn giữ.

roi mai nay ai se hat su thi giua dai ngan
Những khúc hát sử thi được kết hợp cùng những diệu nhảy, tiếng cồng chiêng trong các ngày lễ của bà con đồng bào

Già Yram bộc bạch: “Nếu lũ trẻ muốn học sử thi tôi sẽ tình nguyện dạy miễn phí và viết ra những cuốn sách để truyền lại cho các thế hệ. Tiếc là chúng quá bận rộn mà bỏ quên đi những giá trị văn hóa mà ông cha đã truyền lại. Mai đây, khi chúng tôi chết không biết ai sẽ là người hát những bài sử thi bên lễ nhà mả, lễ Pơ Thi nữa”.

Anh Siu Lol (Bí thư chi bộ thôn Prông Thông) cho biết: “Tại thôn Prông Thông có hơn 230 hộ, 99% là người đồng bào Jrai nhưng không còn ai biết hát kể sử thi ngoài già Dach. Người dân bây giờ biết làm để lo miếng ăn cho gia đình, có tiền cho con cái đi học. Họ bị cuốn vào guồng xoay của cơm áo gạo tiền nên không còn mặn mà với sử thi nữa”.

roi mai nay ai se hat su thi giua dai ngan
Hầu như những người hát sử thi tuổi đã cao và họ đang trăn trở về những thế hệ tiếp nối

Ngoài già Dach ra, thì cả thôn Prông Thông nói riêng và xã Ia Băng nói chung chẳng còn ai biết hát sử thi nữa. Những người con lớn của già Dach cũng chỉ biết kể lại những câu chuyện mà cha từng kể chứ không biết hát.

Chia tay già Dach, Yram khi khói chiều bắt đầu bay nghi ngút trên gác bếp của người dân thôn Prông Thông, chúng tôi tự hỏi “rồi mai này, ai hát sử thi…?”.

Hải Phạm
Phiên bản di động