Quảng Nam: Giấc mơ về thành phố bên sông Cổ Cò

Một lần nữa, Dự án khơi thông sông Cổ Cò mang nhiều giá trị lịch sử, văn hóa và khai thác du lịch, vận tải nối đô thị cổ Hội An và đô thị hiện đại Đà Nẵng, sau nhiều năm "nằm im" đang được tỉnh Quảng Nam khởi động lại.    
Quảng Nam: Sụt giảm doanh thu, giữ chân lao động đang thách thức doanh nghiệp du lịch Quảng Nam: Xe ô tô con lao lên con lươn đâm gẫy trụ đèn, 2 người bị thương Quảng Nam hướng dẫn các nhà đầu tư làm thủ tục triển khai dự án Quảng Nam: Phê duyệt chi tiết Dự án Khu du lịch biển cao cấp tại Điện Bàn Quảng Nam: Có thêm một dự án du lịch đẳng cấp tại phường Điện Ngọc
quang nam giac mo ve thanh pho ben song co co

Hình ảnh sông Cổ Cò trong quy hoạch chung đô thị Điện Bàn đến năm 2020 tầm nhìn 2030 (Nguồn: TC Kiến Trúc)

Sông Cổ Cò chảy từ phía Tây Bắc (TP Đà Nẵng) xuống Đông Nam (Quảng Nam). Con sông này đi qua phường Điện Dương của TX Điện Bàn tạo thành trục không gian kết nối giữa đô thị hiện đại Đà Nẵng và Đô thị cổ Hội An.

Lộ Cảnh Giang và kì vọng mang đến sự phồn thịnh

Được biết đến với cái tên Lộ Cảnh Giang, Cổ Cò là một dòng sông lịch sử nối liền Đà Nẵng (được biết với tên Touranne) với Hội An (Fai-Fo hay Faifoo) trong giai đoạn trước thế kỷ 19.

Từ xa xưa, sông Cổ Cò có vai trò quan trọng đối với sự phát triển phồn thịnh của đô thị cổ Hội An. Tuy nhiên, sau những biến cố của tự nhiên, con sông dần bị bồi lấp nhiều đoạn vào cuối thế kỷ 19, đầu thể kỷ 20.

Qua nhiều đồ án quy hoạch, chính quyền hai địa phương là TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam luôn khẳng định, con sông Cổ Cò là tuyến giao thông đường thủy và du lịch quan trọng nối liền Đà Nẵng và Hội An.

Theo đó, việc xây dựng thành phố ven sông Cổ Cò như một động lực kinh tế, kích thích sự phát triển cho cả hai địa phương Quảng Nam và Đà Nẵng. Tính chất cộng hưởng qua lại của dự án này sẽ vực dậy kinh tế của cả một vùng.

Trong một nghiên cứu của TS. Nguyễn Hồng Ngọc & KTS. Dương Văn Hoàng về tầm quan trọng của sông Cổ Cò đăng trên Tạp chí Kiến Trúc khẳng định: Việc xây dựng một thành phố mới ven sông nằm giữa hai đô thị Đà Nẵng và Hội An kì vọng sẽ tạo ra tác động qua lại lan tỏa cho sự phát triển Vùng đô thị Tây Bắc Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, tạo một động lực mới với cảnh quan sông nước hữu tình, trên bến dưới thuyền tập lập ngược xuôi trên sông.

Cùng với đó, những khu nghỉ dưỡng, dịch vụ cao cấp từ cơ sở y tế, nhà dưỡng lão, trường học chất lượng cao… sẽ mọc lên dọc 2 bên bờ sông thơ mộng.

quang nam giac mo ve thanh pho ben song co co

Phối cảnh khu đô thị bên sông Cổ Cò (Ảnh: Internet)

Ngoài ra, với tỉnh Quảng Nam, việc xây dựng thành phố ven sông sẽ giải tỏa áp lực lên Phố cổ Hội An. Một thành phố mới hiện đại đi kèm với công nghệ xanh và trang thiết bị đô thị hiện đại có thể hấp thu áp lực phát triển đô thị cho Hội An. Điều đó giúp Hội An gìn giữ được bản sắc đô thị truyền thống.

Cũng theo nghiên cứu của TS. Nguyễn Hồng Ngọc & KTS. Dương Văn Hoàng: Việc khơi thông sông Cổ Cò còn đảm bảo tốt hơn cho việc thoát lũ của hai thành phố Đà Nẵng và Hội An, cũng như bảo vệ và phát triển hệ thống các hồ điều hòa, các ao đầm sẽ giúp Hội An và Đà Nẵng thoát lũ một cách đáng kể.

Con sông này và hai hệ thống sông Thu Bồn, Sông Hàn sẽ hoạt động theo cơ chế bình thông nhau, giúp điều hòa lượng nước của sông Thu Bồn và sông Hàn, góp phần giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Cũng vì lý do đó, các quy hoạch của Đà Nẵng và Quảng Nam đều đề cập đến việc nạo vét khơi thông con sông lịch sử này. Năm 2004-2005, TP Đà Nẵng đã lập quy hoạch chi tiết bình đồ tuyến sông với bề rộng 80 đến 120m.

Nếu không khơi thông tuyến sông này, chúng ta sẽ mãi mãi mất đi tuyến đường thủy nối liền hai địa phương. Quan trọng hơn nữa, nếu không khai thông và phát triển một thành phố ven sông Cổ Cò thì một vài năm nữa Hội An sẽ bị “nuốt” bởi quá trình đô thị hóa từ Đà Nẵng.

quang nam giac mo ve thanh pho ben song co co
Một đoạn sông Cổ Cò hiện nay (Ảnh: N.Dương)

Chờ sông Cổ Cò “thức giấc” nhiều dự án “ngủ quên”

Việc tỉnh Quảng Nam quy hoạch dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị - Du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái ven sông Cổ Cò sau khi nạo vét đạt đẳng cấp quốc gia và quốc tế, đáp ứng nhu cầu sinh sống và nghỉ dưỡng cho người có thu nhập cao và khách du lịch trong và ngoài nước, đã hút nhiều dự án quy mô lớn đổ về đây.

Trên bản đồ quy hoạch, phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) hiện đã phủ kín hàng chục dự án đầu tư khu du lịch sinh thái, căn hộ, biệt thự cao cấp, khu nghỉ dưỡng quy mô lớn... Tuy nhiên, thực tế sau gần mười năm vẫn chỉ có dăm ba dự án ì ạch triển khai.

Tuy nhiên, theo thời gian, hàng chục dự án lớn, nhỏ treo cả chục năm qua, khiến người dân đi không được ở không xong. Nguyên nhân được cho là các chủ đầu tư chờ dự án khơi thông dòng sông Cổ Cò, giá bất động sản đôi bờ nóng lên rồi mới triển khai thực hiện, đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sản xuất của hàng ngàn hộ dân địa phương trong nhiều năm qua.

Năm 2011, chính quyền tỉnh Quảng Nam quyết định giao cho một doanh nghiệp triển khai nạo vét lòng sông Cổ Cò, đổi lại là quỹ đất để hoàn vốn cho chủ đầu tư. Dự tính ban đầu khoảng 730 tỉ đồng, nhưng sau khi tính toán lại, số tiền đầu tư lên tới hơn 1.000 tỉ đồng, vậy là dự án phải tạm dừng cho đến nay. Và sau rất nhiều lần thay đổi phương án thực hiện mới chính thức được khởi động lại.

Theo đó, lãnh đạo 2 địa phương (Quảng Nam và Đã Nẵng) đã thống nhất về các chuẩn thiết kế kỹ thuật như: Thông số khẩu độ thông thuyền của các cầu qua sông; thông số thiết kế hệ thống kè và đường hai bên bờ sông… đảm bảo sự đồng bộ trên toàn tuyến, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tàu thuyền lưu thông khu vực này. Đồng thời, thiết kế các cầu qua sông và hệ thống kè, trên tiêu chí đề cao tính thẩm mỹ, tạo điểm nhấn cảnh quan dọc tuyến sông.

quang nam giac mo ve thanh pho ben song co co
Một đoạn sông Cổ Cò bị bồi lấp (Ảnh: N.Dương)

Ông Nguyễn Đạt – Phó Chủ tịch UBND TX Điện Bàn cho rằng: Dự án nạo vét khơi thông sông Cổ Cò là dự án “động lực” không những của phường Điện Dương mà là của thị xã Điện Bàn, tức là các dự án đổ về đây hiện nay đang chờ con sông này được khơi thông. Nếu như sông Cổ Cò khởi động và hoàn thành, chắc chắn các dự án khác không giục cũng sẽ nhanh chóng triển khai thực hiện.

Vậy nên, nếu Dự án khơi thông sông Cổ Cò được thực hiện theo đúng tinh thần, lộ trình tại buổi làm việc giữa lãnh đạo TP Đà Nẵng và lãnh đạo tỉnh Quảng Nam thông luồng toàn tuyến sông Cổ Cò trước tháng 9/2020, có lẽ vui mừng nhất là người dân địa phương, người dân đang kỳ vọng về một dòng sông với những giá trị lịch sử vốn có của nó sẽ mang lại sự phồn thịnh cho quê hương.

"Một thành phố ven sông Cổ Cò cần phải được xây dựng vì vị thế chiến lược của nó. Thành phố phải là hình mẫu cho phát triển bền vững, phát triển dựa trên sự theo các nguyên lý của Chủ nghĩa Đô thị Mới như: Sử dụng đất hỗn hợp, thân thiện với người đi bộ, phát triển theo định hướng giao thông công cộng (TOD), phát triển với các khu vực lân bang truyền thống (TND) sẽ góp phần hình thành bản sắc của đô thị mới.

Rõ ràng, không có một lời giải dễ dàng cho việc xây dựng thành phố ven sông Cổ Cò. Hiện tại, chúng ta rất cần một giải pháp sáng tạo để xây dựng thành phố này. Nếu chính quyền hai địa phương không sớm can thiệp, vận mạng của dòng sông chỉ còn được tính từng ngày. Đừng để con sông huyền thoại Cổ Cỏ chỉ còn trong ca dao tục ngữ như dòng sông Tô Lịch. Ngạn ngữ phương Tây có câu “turn lemon into lemonade” (biến chanh thành nước chanh) – Hàm ý vào thế khó khăn chúng ta lại tìm ra giải pháp sáng tạo".

TS. Nguyễn Hồng Ngọc & KTS. Dương Văn Hoàng

N.Dương
Phiên bản di động