Quảng Nam đứng thứ 6 cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI)

Quảng Nam đạt 69,42 điểm, đứng thứ 6 cả nước tăng về điểm số lẫn thứ hạng về chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) so với năm 2018 và thuộc nhóm tốt.    
Ủy quyền cho Chủ tịch huyện, thành phố phê duyệt hỗ trợ người dân ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19 Quảng Nam cho phép các bãi tắm biển công cộng được hoạt động trở lại Quảng Nam - Bài 7: Chủ đầu tư dự án Cầu Hưng - Lai Nghi bị xử phạt 40 triệu đồng Quảng Nam: Giao đất cho Công ty Đất Quảng xây dựng KĐT DATQUANG RIVERSIDE
quang nam dung thu 6 ca nuoc ve chi so nang luc canh tranh pci
Năm 2019 Quảng Nam đứng thứ 6 cả nước về chỉ số PCI (Ảnh: Minh Hải)

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2019, nhằm đánh giá và xếp hạng môi trường kinh doanh và chất lượng điều hành kinh tế của các tỉnh, thành phố ở Việt Nam.

Theo đó, Quảng Nam đạt 69,42 điểm và đứng thứ 6 cả nước (thuộc nhóm tốt). Như vậy, Quảng Nam đã tăng về điểm số và thứ hạng về năng lực cạnh tranh so với năm 2018 (đạt 65,85 điểm, đứng thứ 7).

Báo cáo PCI 2019 được xây dựng dựa trên thông tin phản hồi từ gần 12.500 doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, theo hình thức lấy mẫu ngẫu nhiên. Trong đó, có khoảng 11.000 doanh nghiệp dân doanh tại 63 tỉnh, thành phố và trên 1.500 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang hoạt động tại 21 địa phương.

Điều tra PCI có thể xem là cuộc điều tra doanh nghiệp thường niên có quy mô lớn nhất, thực hiện một cách công phu nhất tại Việt Nam hiện nay, phản ánh cảm nhận của cộng đồng doanh nghiệp về môi trường kinh doanh tại Việt Nam hàng năm.

Bên cạnh bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh của các tỉnh, thành phố như thường lệ, Báo cáo PCI 2019 còn đánh giá các chuyển động trên nhiều lĩnh vực của môi trường kinh doanh Việt Nam như cải cách thủ tục hành chính, mức độ minh bạch, môi trường cạnh tranh bình đẳng, chi phí không chính thức, các khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải…

Đặc biệt, lần đầu tiên trong báo cáo PCI 2019 phân tích về xu hướng tự động hóa và số hoá trong sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam, dự báo các tác động của xu hướng này đối với lao động, việc làm trong thời gian tới.

Được biết, đây là năm thứ 15 liên tiếp do VCCI và USAID hợp tác xây dựng và công bố, nhằm đánh giá và xếp hạng môi trường kinh doanh và chất lượng điều hành kinh tế, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng của các tỉnh, thành phố ở Việt Nam.

N.Dương (t/h)
Phiên bản di động